Khi cơ thể thiếu nước rất dễ dẫn đến các tình trạng: đau đầu, buồn nôn, chuột rút, phù nề (do cơ thể tích nước), chóng mặt… Đặc biệt, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu nước dễ dẫn đến các cơn co và kích thích sinh non. Uống nước nếu không đúng cách cũng sẽ khiến cơ thể mẹ không được cung cấp đủ nước và gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Danh Mục
Tác dụng của việc uống đủ nước?
Uống đủ nước không chỉ giúp các hoạt động bên trong cơ thể diễn ra thuận lợi mà còn có tác dụng:
- Giảm triệu chứng ốm nghén, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu…
- Hạ nhiệt khi sốt
- Ngăn ngừa nhiễm trùng tiết niệu (nước tiểu được pha loãng sẽ giảm nguy cơ nhiễm trùng)…
- Hạn chế tình trạng táo bón, trĩ, phù nề…
Thiếu nước sẽ có biểu hiện: khô môi, khô da, khát nước, táo bón, không đổ mồ hôi, nước tiểu vàng đậm, đục… Nếu nước tiểu lẫn máu thì khả năng là mẹ bị nhiễm trùng tiết niệu.
Uống bao nhiêu nước là đủ?
Hầu hết mẹ bầu đều biết 70% cơ thể con người là nước nên ý thức được rằng việc uống nước rất quan trọng. Nên uống từ 8-10 cốc nước (250ml). Tổng lượng nước hợp lý trong ngày là 2-3 lít.
- Nếu vận động nhiều, hoặc mùa hè ra nhiều mồ hôi thì cần tăng lượng nước. Ví dụ: khi đi dạo ở công viên thì hãy đem theo chai nước, thỉnh thoảng nhấp một ngụm cho đỡ khát.
- Nước hoa quả, nước ngọt vẫn là nước nhưng rất giàu calo và đường. Mẹ bầu nào thuộc nhóm nguy cơ cao như thừa cân béo phì hay tiểu đường thai kỳ… thì hạn chế nước ngọt với nước hoa quả nhiều đường.
- Nước cà phê, cola… không nên uống vì vừa chứa chất kích thích, nhiều đường mà lại có tác dụng kích thích đi tiểu nhiều gây mất nước (nước chưa kịp hấp thụ đã bị đào thải).
- Nên chuẩn bị bình chia dung tích cố định để theo dõi lượng nước uống hàng ngày.
(Xem thêm: Bổ sung canxi sai cách khi mang thai – Mẹ bị sỏi thận mà con vẫn thiếu canxi)
Vậy phải uống nước như thế nào?
Không phải chỉ có thức ăn, thuốc bổ sung mới cần chú ý đến việc có hấp thu được hay không mà NƯỚC CŨNG CẦN PHẢI HẤP THU ĐƯỢC mới có tác dụng.
Nước trong cơ thể bị thoát ra dưới dạng hơi nước khi chúng ta thở, mồ hôi qua da, nước tiểu, phân… Nếu vừa uống nước xong 20 phút sau đã đi tiểu tức là cơ thể chưa hấp thu được nước nên bài tiết ra sớm. Uống càng nhiều càng mất công đi tiểu nên mẹ bầu đừng cố uống nhiều. Quan trọng là phải UỐNG ĐỂ HẤP THỤ ĐƯỢC. Muốn làm được thế thì các mẹ nên:
1. Uống nước ấm thay vì nước đá lạnh
Nước đá lạnh có thể làm đông lạnh các enzyme và chất lỏng trong trong hệ tiêu hóa khiến cơ thể khó tiêu hóa được thức ăn như bình thường. Không những vậy, nước đá lạnh cũng khiến cho các mạch máu co lại, khiến các độc tố trong máu khó bị tống đẩy ra ngoài qua hệ bạch huyết và làm cản trở lưu thông máu mang dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
Ngược lại, nước ấm sẽ làm tăng lưu thông hệ bạch huyết và làm giảm tích tụ độc tố. Nên nếu mẹ uống nước thì chọn nước thường hoặc nước ấm là tốt nhất. Nếu trời nóng quá thì uống nước ướp lạnh (nước trong ngăn mát tủ lạnh) chứ không nên uống nhiều nước đá. Uống nước đá cũng làm tăng tích tụ dịch đờm gây ho, cảm lạnh và nghẹt mũi.
2. Thêm các thành phần tăng hấp thu vào nước
Các thành phần này sẽ liên kết với các phân tử nước để cơ thể hấp thu nước dễ dàng hơn. Ví dụ bình thường mẹ ít khi uống nước lọc, có thể cho thêm vài lát chanh, vài lát gừng tươi, hoặc vài thìa hạt chia cho dễ uống.
Nhất là mùa hè nóng bức, nước ngâm trái cây nhiều màu như dưa hấu, cam vàng, dưa leo hay dâu tây… không những ngon miệng mà còn ngon mắt, nhìn cũng thấy thoải mái rồi nên cũng muốn uống nhiều hơn.
3. Uống một cốc nước ấm ngay sau khi ngủ dậy
Vì cơ thể hoạt động cả đêm để đào thải độc tố, các chất cặn bã nên cần được “tráng lại” để lọc bỏ tất cả những chất thải của cơ thể ra ngoài. Uống một cốc nước ấm ngay sau khi ngủ dậy sẽ giúp thanh lọc cơ thể (mục đích không phải để hấp thụ mà là để rửa trôi).
4. Uống ngụm nhỏ và ở tư thế ngồi
Đừng nghĩ uống ừng ực nước là yên tâm đủ nước rồi. Trừ khi mục đích là để rửa trôi cặn bã như trên, còn không sẽ giống như đường ống nước, nếu xả ào ào sẽ quét sạch các dịch tiết tiêu hóa và lợi khuẩn trong ruột, cản trở việc hấp thu dinh dưỡng. Nhất là lúc đứng uống nước thì sữa rửa trôi càng mạnh.
Mặt khác, uống nhiều nước trước khi ăn sẽ khiến bụng no, đến bữa chính sẽ không ăn được mấy thức ăn. Mà nước cũng pha loãng acid dạ dày nên cũng không tốt cho tiêu hóa. Theo các chuyên gia thì trước khi ăn 30 phút nên nhấp ít nước để bôi trơn niêm mạc dạ dày để tiết đủ acid tiêu hóa thức ăn.
Lịch uống nước chuẩn cho bà bầu (cốc 250ml)
- Lần 1: Ngay sau khi ngủ dậy – nước ấm pha mật ong chanh uống để tráng ruột và đào thải cặn bã.
- Lần 2: Trong khi ăn sáng – nhấp từng ngụm nhỏ (nếu ăn bún, miến, phở, mì có nước thì không cần thiết) + nhai kỹ thức ăn để dễ tiêu hóa.
- Lần 3: Giữa buổi sáng – uống 1 cốc trong 20 phút để giữ tỉnh táo (nếu uống sữa hoặc nước hoa quả thì thôi)
- Lần 4: Trước bữa trưa 30-45 phút – uống 1 cốc từ từ để bôi trơn niêm mạc dạ dày và ruột.
- Lần 5: Trong bữa trưa – nhấp từng ngụm nhỏ (nếu ăn canh thì không cần thiết) + nhai kỹ thức ăn để dễ tiêu hóa.
- Lần 6: Giữa buổi chiều – uống 1 cốc trong 20 phút để cấp nước cho cơ thể (nếu uống sữa hoặc sinh tố/nước ép thì thôi).
- Lần 7: Trước bữa tối 30-45 phút – uống 1 cốc từ từ để bôi trơn niêm mạc dạ dày và ruột.
- Lần 8: Trong bữa tối – nhấp từng ngụm nhỏ (nếu ăn canh thì không cần thiết) + nhai kỹ thức ăn để dễ tiêu hóa.
- Lần 9: Giữa buổi tối – uống 1 cốc nước ấm để thanh lọc cơ thể sau một ngày dài (nếu uống sữa thì thôi).
Ngoài ra thì uống nước trước khi tắm sẽ giúp hạ huyết áp, hoặc uống sau khi vận động (tập yoga) cũng giúp cơ thể phục hồi tốt hơn.
(Xem thêm: Đối với mẹ bầu – Sữa bầu hay sữa tươi tốt hơn?)