Lương y Tuệ tĩnh vs phương châm: nam dược trị nam nhân

Lương y Tuệ Tĩnh, tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, còn có biệt hiệu là Tráng Tử Vô Dật, quê ở làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thái, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là tỉnh Hải Dương).

Ông mô côi mẹ từ lúc 6 tuổi và được các sư tại chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy nuôi ăn học.

Năm Tân Mão 1351, niên hiệu Thiệu Phong thứ 10, đời vua Trần Dụ Tông, lúc đó mới 22 tuổi, Tuệ Tĩnh thi đậu Đệ nhị giáp tiến sĩ, tức Hoàng Giáp, nhưng không ra làm quan mà đi tu tại chùa và lấy pháp danh là Tuệ Tĩnh.

Trong thời gian đi tu, ông chuyên tâm nghiên cứu y học cổ truyền, làm thuốc chữa bệnh cứu người.

Đối với thần y Tuệ Tĩnh, nước Nam ta có rất nhiều vị thuốc quý. Tuệ Tĩnh gây phong trào trồng thuốc tự túc ở vườn chùa, vườn đền, ở gia đình và viết sách thuốc để phổ biến, dạy cho dân chúng dùng thuốc nam để chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe phục vụ nhân dân nghèo khổ. Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu những cây cỏ ở Việt Nam viết thành sách thuốc với ý nghĩa các bài thuốc giản dị thường dùng trong dân gian, đã thu hái các kinh nghiệm trị bệnh của trung y, nên đã xây dựng được một sự nghiệp y dược có tính chất dân tộc, đại chúng và sáng tạo trong một thời kỳ mà thuốc Bắc đang thịnh hành.

Vào năm 1385, Tuệ Tĩnh 55 tuổi, với danh tiếng tài giỏi lẫy lừng, ông được chọn làm sứ sang Trung Quốc hay có sử sách nói: ông bị đưa đi cống sang triều đình nhà Minh.

Ở Trung Quốc, Tuệ Tĩnh đã cứu sống Tống Vương Phi (vợ vua Minh) lúc đó thoát khỏi căn bệnh hậu sản mà các danh y nhà Minh và người Nhật đều bó tay. Sau lần đó, ông được phong là “Đại y Thiền sư” và giữ lại làm việc tại Thái y viện rồi mất bên đó.

Từ bao đời nay, giới y học Việt Nam và nhân dân đều công nhận Tuệ Tĩnh có công lao to lớn trong việc xây dựng một quan điểm y học độc lập, tự chủ, sát với thực tế Việt Nam.

Câu nói rất nổi tiếng của ông: “Nam dược trị nam nhân” (Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt) biểu hiện sự nhận thức sâu sắc về quan hệ giữa con người và sinh cảnh, đồng thời cũng tiêu biểu cho ý thức độc lập tự chủ.

Tuệ Tĩnh nhận định, Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, nên bệnh thiên về thấp nhiệt, đàm hỏa và thường thì chính khí hư yếu. Do đó, phép chữa: thanh nhiệt, trừ thấp, tả hỏa, hóa đàm, công bổ kiêm thi.

Ngay trong việc nghiên cứu dược liệu, ông cũng không chịu phụ thuộc vào cách sắp xếp của những sách nước ngoài. Ví như, ông không đưa kim, mộc, thủy, hỏa, thổ lên đầu mà xếp các cây cỏ trước tiên. Ông cũng nêu ra nhiều phương pháp khác nhau để chữa bệnh như: châm, chích, chườm, bóp, xoa, ăn, uống, hơ, xông…

Có thể nói, thần y Tuệ Tĩnh là người mở đầu trong sự nghiệp nghiên cứu các bài thuốc Nam, xây dựng nền móng cho Y học cổ truyền dân tộc Việt Nam. Với những tài liệu, sổ sách của ông để lại tạo cơ hội cho thế hệ sau thừa kế và phát huy những tinh hoa.

Tiếp cận và sử dụng được nguồn dược liệu quý cùng công nghệ hiện đại là lợi thế của ngành dược ngày nay. Siro ho thảo dược Herbi Kough là thành quả của tâm huyết mong muốn giữ gìn tinh hoa thảo dược Việt, điều trị ho cho trẻ và người lớn với vận hành trị bệnh tổng quát: sát khuẩn, tiêu diệt virus, vi khuẩn – xóa bỏ môi trường thụ bệnh ở vòm họng, điều hòa phế khí, thận khí, tăng cường đề kháng.