Khi nào bé hiểu được lời bố mẹ nói? Đến tuổi này, bố mẹ hãy ngừng cãi nhau trước mặt con nhé!

Đừng nghĩ rằng bé còn nhỏ, không biết gì nhé. Thực ra, bé thông minh và hiểu biết hơn rất nhiều so với bố mẹ tưởng tượng đấy!

Nhiều bậc phụ huynh thường nghĩ trẻ nhỏ thường không biết gì và mình nói trẻ cũng không hiểu nhưng thực tế không phải như vậy. Các nhà nghiên cứu ở phòng thí nghiệm Birkbeck Baby ở London, Anh đã phát hiện ra rằng trước khi trẻ biết nói, bé đã có sự hiểu biết rất phức tạp về thế giới và bé biết nhiều thứ hơn những gì bé có thể diễn đạt.

Khả năng hiểu lời nói của bé dựa trên mốc phát triển khác nhau

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vốn từ vựng mà trẻ có thể diễn đạt chỉ chiếm khoảng 1/3 khả năng hiểu của trẻ. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có thể phân biệt được 150 giọng nói của bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới. Cha mẹ không nên coi thường con số này, bởi người lớn bình thường chỉ có thể phân biệt được 45 giọng nói mà thôi.

Nói cách khác, trẻ sơ sinh đã có năng khiếu học tập đáng kinh ngạc, thứ trẻ thiếu chỉ là tích lũy vốn từ vựng. Bố mẹ hãy cùng xem khả năng hiểu biết của bé tiến bộ nhanh như thế nào nhé!

Đánh giá cảm xúc từ giai điệu: khoảng 2 tháng

Trẻ sơ sinh khoảng 2 tháng tuổi vẫn đang trong giai đoạn “cận thị”. Bé nhìn mọi thứ mờ ảo và điều này cũng bé chúng cực kỳ nhạy cảm với những thay đổi trong giọng nói của bố mẹ. Trẻ sơ sinh trong giai đoạn này đã có thể đánh giá cảm xúc của cha mẹ một cách mơ hồ từ giọng điệu và âm lượng cuộc trò chuyện của bố mẹ.

Biết một số từ vựng đơn giản: khoảng 4 tháng

Một em bé khoảng 4 tháng tuổi đã biết một số từ vựng đơn giản, chẳng hạn như con yêu, bú tí, hôn, ôm… Khi câu nói của bố mẹ có chứa từ vựng đó, bé sẽ cảm thấy rất thích thú.

Ngoài ra, đến tháng này, thị giác của bé cũng dần phát triển. Bé có thể quan sát xem bố mẹ đang giận hay đang cười. Thông qua những lời nói và cảm xúc này bé có thể hiểu một cách mơ hồ về nội dung cuộc nói chuyện của bố mẹ.

Vì vậy trong tháng này, cha mẹ cần chú ý đến “lời ăn tiếng nói” của mình. Đừng cãi nhau trước mặt bé vì bé đã hiểu được rồi đấy.

Giai đoạn biết phán đoán: khoảng nửa tuổi

Bé được nửa tuổi đã tích lũy được rất nhiều vốn từ vựng. Giai đoạn này bé bắt đầu biết cách “nhìn mặt, nhìn người” và cơ bản có thể phán đoán chính xác những thay đổi cảm xúc của bố mẹ.

Khi bố mẹ đang nói, trẻ có thể dựa vào các “từ khóa” và kỹ năng đặc biệt để đoán và có thể phán đoán sơ bộ xem bố mẹ đang vui vẻ, tranh cãi hay buồn bã.

Hiểu cơ bản các câu ngắn: khoảng 1 tuổi

Khi trẻ đến độ tuổi này, bé có thể thực hiện các chỉ dẫn của bố mẹ và trở thành người giúp việc tí hon của bố mẹ.

Vì vậy, dựa trên đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ, bố mẹ cũng có thể điều chỉnh phương pháp nuôi dạy con của mình.

Muốn thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của bé, mẹ có thể làm gì?

Nói chuyện với con

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy rằng họ đang nói chuyện một mình vì có nói bao nhiêu bé cũng chẳng thể đáp lại. Nhưng hành vi này sẽ giúp trẻ tích lũy được vốn từ và nhận thức về thế giới bên ngoài.

Ngoài ra, bố mẹ nên thực hiện các hành động tương ứng trước khi nói với con. Chẳng hạn khi cho con ăn, mẹ có thể đưa bình sữa vào miệng trước, sau đó nói rõ ràng rằng: “Con ơi, con uống sữa đi!”

Hãy để trẻ khám phá

Sau 4 tháng, trẻ sẽ bắt đầu học những từ chính xác hơn, chẳng hạn như trẻ biết rằng bố mẹ gọi “em bé” có nghĩa là bố mẹ đang gọi mình. Cha mẹ có thể đặt vật gì đó xung quanh trẻ và nói chính xác tên, màu sắc và hình dạng của vật đó cho trẻ nghe.