Đoán bệnh của bé qua màu nước mũi

Nước mũi, dịch mùi là một dấu hiệu cảnh báo cho về tình trạng sức khỏe của trẻ. Đây cũng là một sản phẩm có giá trị giúp chẩn đoán bệnh lý. Dịch nước mũi tiết ra mỗi ngày có thể khô, lỏng, nhầy với những màu sắc khác nhau.

Nước mũi từ đâu ra? 

Nước mũi được tạo ra từ các tuyến niêm mạc dọc theo đường hô hấp của cơ thể, bao gồm mũi, cổ họng và phổi. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp, nước mũi được tạo ra từ các tuyến niêm mạc dọc theo đường mũi. Một lượng nhỏ chất nhầy có thể được tạo ra từ các xoang.

Mũi và cổ họng có thể sản xuất khoảng 1 – 2 lít chất nhầy mỗi ngày. Khi cơ thể khỏe mạnh, chất nhầy trong mũi sẽ di chuyển đến phía sau mũi đến cổ họng bởi những sợi lông mao nhỏ trên các tế bào mũi và đi đến dạ dày. Bạn có thể đã nuốt chất nhầy này cả ngày mà không nhận thức được.

Tại sao nước mũi đổi màu? Màu nước mũi cảnh báo điều gì?

Mỗi ngày cơ thể chúng ta có thể tạo ra khoảng 1.5 lít chất nhầy từ các protein, kháng thể và muối. Thông thường, khi cơ thể khỏe mạnh thì nước mũi thường có màu trong, mỏng và loãng. Mặc dù vậy, cũng có một số trường hợp, chảy nước mũi trong hoặc chảy nước mũi loãng vẫn thể là dấu hiệu của sốt nhẹ, viêm mũi dị ứng, hoặc các vấn đề dị ứng khác không phải do virus gây ra. Mũi tiết nhiều chất nhầy là cơ chế để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng hoặc bụi bẩn.

Khi nước mũi đổi sang màu khác mà mắt thường có thể nhận biết được thì hãy cẩn thận, có thể cơ thể bạn đang mắc một số bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe đấy nhé.

Dịch nước mũi có màu trắng đục

Khi thời tiết thay đổi, độ ẩm trong khoang mũi bị mất cân bằng. Do đó, phản ứng miễn dịch của cơ thể với hiện tượng này là trẻ bị cảm lạnh, dịch mũi chảy nhiều hoặc ít (tùy thuộc vào mức độ lạnh) nhưng có màu trắng đục. Một số trường hợp nhiễm trùng tại mũi cũng cho biểu hiện dịch mũi có màu trắng đục, cha mẹ cần thận trọng.

Với triệu chứng này, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch hàng ngày và giữ ấm cho bé, đặc biệt là vùng cổ họng, và mũi để cân bằng lại nhiệt độ cơ thể cũng như độ ẩm tại mũi.

Nước mũi có màu xanh

Khi hệ miễn dịch hoạt động hết mức để chống chọi lại với virus gây bệnh và cân bằng độ ẩm tại mũi. Đó là lúc, nước mũi của bé có màu xanh lá và hơi đặc. Đây là màu của các tế bào bạch cầu khi chết cùng những vi khuẩn có lợi khác. Nếu tình trạng dịch mũi màu xanh chảy nhiều trong hơn 10 ngày, mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ ngay, bởi rất có thể mũi bé đang bị nhiễm trùng.

Nước mũi có màu vàng

Màu vàng tiết ra ở mũi là khi cơ thể đang bị cảm lạnh và biến chứng nặng hơn bình thường. Màu sắc của dịch mũi có được là do các tế bào bạch huyết khi tiêu diệt vi khuẩn xong sẽ được thải ra ngoài bằng cách lẫn vào dịch mũi. Do đó, dịch mũi có màu vàng ngà đục, nhầy.

Dịch nước mũi có màu xám đen

Dịch mũi chuyển sang màu xám gần như đen là khi hệ miễn dịch bị xâm hại bởi vi khuẩn và nấm gây nhiễm trùng nặng. Với triệu chứng này, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước, không nên tự ý xử lý bằng thuốc kháng sinh hay các biện pháp vệ sinh khác.

Dịch nước mũi có màu hồng và đỏ

Nước mũi có màu đỏ hoặc hồng là do mũi bé bị va đập dẫn đến tổn thương niêm mạc. Có thể khi bé xì mũi quá mạnh hoặc mẹ dùng bông hay móng tay để ngoáy mũi cho bé không cẩn thận dẫn đến tổn thương. Lúc này, dịch mũi tiết ra lẫn với máu nên có màu hồng hoặc đỏ.

Với biểu hiện này, mẹ cần sử dụng nước muối sinh lý dạng xịt để giữ ẩm cho vùng mũi họng của bé. Nếu hiện tượng này kéo dài hơn nửa giờ đồng hồ, cha mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế.

Nước mũi trong và lỏng

Dịch nước mũi có màu trắng trong và lỏng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bé ở trạng thái bình thường. Dịch mũi trong và lỏng tiết ra hàng ngày như một cách làm sạch khoang mũi và loại bỏ bụi bẩn từ môi trường bám vào mũi khi chúng ta hít thở.

Ngoài ra, khi bé có triệu chứng hắt xì và ngứa mũi kèm theo chảy nước mũi thì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo chứng viêm mũi dị ứng, hoặc dị ứng thông thường.

Dịch mũi trong và dày

Nếu cha mẹ thấy mũi bé có dịch màu trắng trong và dày, đây có khả năng cao là dấu hiệu của dị ứng mãn tính. Lớp dịch dày và đặc bít kín lỗ mũi khiến bé khó thở, thậm chí còn khiến niêm mạc mũi sưng lên. Khi gặp tình trạng này, cha mẹ cần cho bé đến gặp bác sĩ tai mũi họng sớm.

Có nên rửa mũi cho trẻ?

Với trẻ có thể trạng kém hơn thường kháng cự “yếu ớt” với các mầm bệnh, khiến mức độ nhiễm khuẩn nặng hơn, nước mũi chảy ra quá nhiều. Tình trạng này cảnh báo độc tố của tác nhân gây bệnh nặng đang phá hủy các tế bào niêm mạc, làm quá trinh tiết ra dịch tự nhiên bị phá hủy, tạo thành mủ. Lớp dịch khi đó không còn tính chất bảo vệ nữa mà là MỦ và Ổ VIÊM.

Khi đó, con nên được rửa ổ viêm kéo theo virus, vi khuẩn ra để làm sạch niêm mạc, từ đó virus, vi khuẩn sẽ không phá huỷ lớp tế bào bên trong nữa, giúp tế bào niêm mạc nhanh chóng được tái tạo và liền lại, từ đó tiết dịch ra bình thường.

Thế nhưng, để đánh giá tình trạng con đã tạo thành ổ viêm hay chưa cần có sự thăm khám và xác định mức độ nhiễm khuẩn của con. Vậy nên, việc tiến hành thao tác rửa mũi cần có chỉ định của bác sĩ Tai mũi họng để biết chắc chắn khi nào cần rửa.

 

Những chia sẻ chi tiết về TĂNG ĐỀ KHÁNG cho con hợp lý, khoa học sẽ được tiết lộ chi tiết trong cuốn sách sắp ra mắt của Dược sĩ Trương Minh Đạt (Giám đốc Trung tâm Sức khoẻ Nhi khoa, Viện trưởng Viện nghiên cứu Y dược). Cha mẹ có thể đặt sách tại đây: