Táo bón tưởng chừng như ít nguy hiểm nhưng thực tế lại để lại những hậu quả khôn lường. Không ít cha mẹ đã phải ân hận vì không tìm cách điều trị táo bón cho bé sớm hơn.
Danh Mục
3 hậu quả khi trẻ bị bệnh táo bón lâu ngày mẹ cần phải biết
1. Táo bón khiến trẻ chậm tăng cân, thấp bé
Những năm đầu đời chiều cao của trẻ tăng tốt nhất, thậm chí tăng gấp 3- 4 lần trong giai đoạn trẻ dậy thì. Nếu trong những năm này, trẻ bị táo bón vô hình chung sẽ khiến trẻ thấp bé, dù sau này có bồi bổ thế nào cũng không cao to tối đa được như bé khoẻ mạnh.
2. Táo bón lâu ngày khiến trẻ bị trĩ
Không ít bé bị táo bón lồi cục thịt ra ngoài hậu môn. Cảm giác của con là vô cùng đau rát và khó chịu. Đặc biệt với bé gái, lớn lên sau khi sinh đẻ, nguy cơ trĩ càng cao.
3. Táo bón tiềm ẩn của ung thư đại tràng
Phân vốn là độc tố cần phải đẩy ra ngoài, nhưng cứ bị tích tụ vài ngày, có khi cả tuần trong ruột khiến thay đổi hệ vi sinh đường ruột. Vi khuẩn có hại hoạt động mạnh hơn nguy cơ gây phình trực tràng, thậm chí ung thư đại tràng.
3 sai lầm kinh điển của phụ huynh khi chữa táo bón cho trẻ
1. Phụ thuộc vào chất xơ
Bất kỳ ai cũng biết bị táo bón thì nên ăn nhiều rau, hoa quả, bổ sung chất xơ. Khổ nỗi, con nhìn rau lắc đầu nguây nguẩy. Vì thế chiều long con, mẹ không kiên trì rèn trẻ ăn rau mà phó mặc cho gói chất xơ thần thánh.
Nhiều phụ huynh khác thấy con táo bón thì ép trẻ ăn lượng rau tăng đột biến. Đây cũng là nguyên nhân khiến tình trạng táo có thể nặng hơn.
2. Không kiên trì
Táo bón lâu ngày là một chứng bệnh mãn tính vì thế không phải ngày một ngày hai là cải thiện. Có những trường hợp trẻ cần điều trị từ 6 tháng – 1 năm. Nếu cha mẹ không kiên trì tình trạng táo bón sẽ dễ tái lại.
3. Không tìm ra nguyên nhân mà muốn có giải pháp triệt để.
Phần lớn phụ huynh trị táo bón chỉ bằng cách cho con ăn nhiều rau, khoai lang,.. nhưng có những trẻ lượng rau ăn cũng khá mà vẫn táo bón. Vậy để điều trị tận gốc thì cần phải tìm được căn nguyên, thay vì chỉ điều trị triệu chứng.
6 bước chữa trị táo bón cho trẻ em nhanh nhất tại nhà hiệu quả trên mong đợi
Bước 1: Thụt tháo sạch phân tích tụ trong ruột Nếu trẻ rách hậu môn thì rửa sạch, sát trùng vết rách hậu môn bằng xanhmethylen, và thụt phân vào giờ cố định hàng ngày cho đến khi lành vết rách. (Thường mất 4 – 5 ngày).
Bước 2: Nếu trẻ thường xuyên 3- 4 ngày mới đi phân cứng hãy hỏi ý kiến chuyên gia dùng nhuận tràng cho bé. Việc dùng này giúp tránh phân tích tụ gây phình giãn trực tràng. Liều dùng duphalac ban đầu theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tuy nhiên cần điều chỉnh theo thời gian dựa vào phân của từng bé. Ví dụ phân cứng thì tăng liều từ 5ml/lần lên 10ml/ lần, và ngược lại phân mềm thì giảm liều xuống. Nên ngưng sử dụng duphalac khi không cần hỗ trợ trẻ vẫn đi ngoài phân mềm đẹp.
Bước 3: Cho trẻ ăn lượng rau bằng nắm tay của trẻ mỗi bữa. Nếu trẻ chưa ăn nhiều thì tăng dần dần mỗi ngày 5g thay vì ăn nhiều ngay lập tức.
Bước 4: Đảm bảo trẻ uống đủ nước. Mẹ kiểm tra bằng cách quan sát màu nước tiểu của bé. Nước tiểu trong chứng tỏ trẻ không thiếu nước.
Bước 5: Xi bô cho trẻ vào giờ cố định. Ngày 1 – 2 lần, thường sau ăn bữa ăn để tăng nhu động ruột. Việc xi bô không nhằm để trẻ đi cầu, mà giúp trẻ luyện phản xạ của nhu động ruột, giúp nhu động ruột mạnh hơn đẩy phân ra bên ngoài.
Bước 6: Bổ sung men vi sinh bao kép cho trẻ, ngày 1 – 3 gói vào trước khi ăn 15 phút. Trẻ bị táo bón lâu ngày, phân tích tụ gây ra ô nhiễm ruột. Bổ sung vi khuẩn có lợi sẽ giúp cạnh tranh với vi khuẩn có hại về nơi sống và nguồn thức ăn, giúp thanh lọc môi trường ruột. Đồng thời men vi sinh bao kép cũng giúp cân bằng pH tại ruột, từ đó điều tiết lại quá trình tái hấp thụ nước vào phân làm mềm phân.
Xem thêm: