“Rừng vàng, biển bạc” của Việt Nam có lẽ nói rõ nhất ở quỹ dược liệu vô cùng phong phú trải dài khắp miền đất nước.
Theo nghiên cứu, trong số hơn 12.000 loài thực vật ở Việt Nam, trong đó có gần 4.000 loài có công dụng làm thuốc. Việt Nam là một trong 15 nước nằm tròng bản độ dược liệu quý thế giới.
Ấy nhưng, chính người Việt lại đang bỏ phí nguồn thuốc này. Việc này xuất phát từ việc dân mình chưa hiểu hết về các loài thảo dược quý hiếm, không biết nên không trân quý mà tận dụng được.
Tại nhiều hội thảo, các chuyên gia cũng cho rằng công tác nuôi trồng, khai thác dược liệu còn nhiều bất cập, mang tính tự phát, nhỏ lẻ, có xu hướng TẬN DIỆT và bị cuốn vào vòng xoáy Xuất thô – Nhập bã giá cao.
Những năm trở lại đây, số lượng loài cây dược liệu có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít: trên cả nước hiện chỉ còn khoảng 206 loài cây dược liệu có giá trị có thể khai thác tự nhiên, trong đó nhiều loài cây dược liệu quý hiếm trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.
Đặc biệt, hiện tượng thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu gom dược liệu thô rồi sử dụng công nghệ xử lý rồi lại bán lại cho chúng ta với giá rất cao. Trong đó, rất nhiều thảo dược đã bị “hút” hết các tinh chất trước khi tái thương mại khiến chất lượng dược liệu mà người Việt sử dụng rất thấp, đôi khi là rác dược liệu.
Câu chuyện bảo tồn hay khai thác có hiệu quả nguồn dược liệu quý tại Việt Nam vẫn là một vòng luẩn quẩn chưa có phương án triệt để.
Với sức của mình, DS Trương Minh Đạt và TTSKNK nghiên cứu và cho ra đời Herbi Kough không chỉ với mong muốn đem đến một sản phẩm điều trị ho an toàn và hiệu quả cho trẻ em và người dân Việt Nam mà còn là tâm huyết gìn giữ, bảo tồn, khai thác có hiệu quả nguồn dược liệu quý của đất nước.
Nguồn nguyên liệu của Herbi Kough được nuôi trồng với 50 hecta, đảm bảo nguồn nguyên liệu thuốc Nam rõ ràng. Ngay sau khi thu hoạch và sơ chế, toàn bộ số dược liệu tươi được chuyển thẳng đến nhà máy để nấu cao và điều chế tinh.