Bé trai xấu số nói trên là Tiểu Cường

Bé trai xấu số nói trên là Tiểu Cường (ở Trung Quốc). Vào một ngày trong khi đang chơi đồ chơi ở nhà, cậu bé đột nhiên bị chảy máu cam nên ngay lập tức chạy đến chỗ mẹ người.

Người mẹ ngay khi nhìn thấy liền bắt cậu bé ngẩng cao đầu lên và bịt ngay 2 lỗ mũi bằng giấy vệ sinh để cầm máu. Thế nhưng chỉ một lúc sau, cậu bé bị choáng váng, tức ngực, bắt đầu thở gấp bằng miệng rồi ngã lăn ra đất.

Lúc này người mẹ hoảng hốt rút giấy vệ sinh trong mũi cậu bé ra và nhanh chóng gọi xe cấp cứu.Thế nhưng khi đến bệnh viện, bác sĩ nói cậu bé đã qua đời.

Nguyên nhân khiến bé trai 2 tuổi qua đời vì chảy máu cam nằm ở sai lầm trong cách xử lý chảy máu cam, dẫn đến hậu quả đáng buồn. Đây cũng là một trong những lỗi sai “kinh điển” của nhiều người lớn.

Dưới đây là chia sẻ của “bác” Trương Minh Đạt – Giám đốc TTSKNK về cách sơ cứu trẻ khi bị chảy máu cam. Cha mẹ lưu ý nhé!

NHỮNG SAI LẦM KHI CÁC BẠN SƠ CỨU CHẢY MÁU CAM CHO BÉ

▪️ Sai lầm 1: Thường giữ đầu bé ngửa ra phía sau để máu không chảy ra mũi, đây là hành động không đúng vì khi chúng ta cho bé ngửa ra đằng sau nó không giúp cầm máu ngược lại nó khiến máu chảy vào đường thở gay sặc máu, chảy xuống thực quản vào dạ dày khiến bé nôn, ói…

▪️ Sai lầm 2: khi bé chảy máu cam chúng ta sẽ vớ được cái dể, bông, khăn gì đó vo tròng và nhét ngay vào mũi bé với suy nghĩ là sẽ giúp bé cầm máu. Thực vậy, việc này không giúp trẻ cầm máu mà còn gây nhiễm trùng.

▪️ Sai lầm 3: Dùng nước muối sinh lý quá nhiều giúp mũi ẩm, sạch mũi. Thực vậy, niêm mạc mũi có nó luôn tiết chất nhầy sinh lý giúp làm ẩm niêm mạc mũi và ngăn virus, vi khuẩn bám dính lên niêm mạc, chúng ta rửa quá nhiều sẽ rối loạn quá trình tiết chất nhầy dẫn đến khô mũi và mất lớp bảo vệ.

SƠ CỨU NHƯ NÀO LÀ ĐÚNG

Bước 1: Cha mẹ cần bình tĩnh, không được hốt hoảng, hãy chọn một nơi bằng phẳng để bé ngồi yên một chỗ. Vì nhiều bạn khi thấy con chảy máu cam thường sợ và hay mất bình tĩnh.

Bước 2: Để trẻ hơi cúi đầu về phía trước, các em dùng ngón tay giữ chặt phần cánh mũi bên bị chảy máu cam ít nhất 1 phút.

Bước 3: Cha mẹ lấy bông gạc sạch thấm máu chảy ra ở phía trước mũi, tuyệt đối không nhét bông, gạc sâu vào trong.

Nếu sau 10 – 15 vẫn thấy máu còn chảy thì hãy đưa con đến cơ sở y tế gần nhất.