Danh Mục
Phấn hoa, vi sinh vật, nấm mốc,… là một trong rất nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh trẻ em vào mùa thu.
Vào mùa thu, dưới sự thay đổi của nhiệt độ cũng như sự phát triển nhanh chóng của nấm mốc hay virus và vi khuẩn thì trẻ em rất dễ mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp hay hệ miễn dịch. Các bệnh trẻ em vào mùa thu thường gặp có thể kể đến như hen phế quản, viêm phế quản, cảm cúm, sốt phát ban,…
1. Cẩn thận với các cơn hen ở trẻ bị hen suyễn
Hen phế quản là bệnh dễ phát sinh do tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng chẳng hạn như phấn hoa, lông động vật. Vào mùa thu, các dị nguyên này gặp gió hanh rất dễ phát tán trong không khí ở diện rộng và gây ra bệnh trẻ em vào mùa thu phổ biến là hen phế quản.
Khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời rất dễ bị khởi phát cơn hen nếu như trẻ có tiền sử mắc bệnh hen suyễn. Trẻ sẽ có các biểu hiện như ho, khó thở hay thở khò khè – đặc biệt là các cơn ho kéo dài vào buổi tối.
Không chỉ vậy, với trẻ bị viêm mũi dị ứng không được điều trị dứt điểm thì điều này còn làm tăng nguy cơ cao hơn. Nếu như cơn hen suyễn không được kiểm soát hiệu quả thì trẻ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
2. Viêm mũi dị ứng là bệnh trẻ em vào mùa thu phổ biến
Dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ, dị nguyên trong không khí sẽ khiến những trẻ có niêm mạc mũi nhạy cảm bị ngứa mũi, hắt hơi liên tục, mệt mỏi, ngạt mũi khi hít phải. Đây là biểu hiện phổ biến của bệnh viêm mũi dị ứng – một loại bệnh dị ứng ở đường hô hấp phổ biến khi vào thu.
Viêm mũi dị ứng không chỉ là bệnh trẻ em vào mùa thu phổ biến mà còn là bệnh phổ biến ở cả người lớn. Nếu hắt hơi liên tục có thể khiến trẻ bị ngứa mắt, mắt bị đỏ và nặng mí.
3. Bệnh cảm cúm
Cũng phổ biến không kém so với hen suyễn và viêm mũi dị ứng, cảm cúm là bệnh gây ra do virus, vi khuẩn tấn công hệ miễn dịch thông qua đường hô hấp khi vô tình tiếp xúc với dịch nhầy của người mang bệnh.
Do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn toàn nên rất dễ bị lây nhiễm. Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm về Cách phòng tránh cảm cúm theo mùa ở trẻ.
Khi trẻ vui chơi ở trường, những nơi đông người rất khó để kiểm soát vấn đề này nếu như cha mẹ không cho trẻ đeo khẩu trang hay rửa tay đúng cách, hoặc không cho trẻ đưa tay lên mặt.
Dấu hiệu cảm cúm ở trẻ là sốt nhẹ hoặc sốt cao kèm theo các cơn ho, hắt hơi, sổ mũi; cả người mệt mỏi và chán ăn. Một số trường hợp khác trẻ có thể bị tiêu chảy, nôn và buồn nôn.
Trẻ bị cảm cúm bao lâu thì khỏi?
Nếu như trẻ được chăm sóc y tế đúng cách thì bệnh trẻ em vào mùa thu phổ biến này có thể chấm dứt sau 5 – 7 ngày mắc. Tuy nhiên cha mẹ không nên chủ quan do cảm cúm ở trẻ có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm chẳng hạn như viêm phổi, rối loạn điện giải hay viêm thanh khí phế quản,… Nếu như trẻ có các dấu hiệu như khó thở, thở gấp hay khò khè nặng và đi chảy liên tục cần nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế để được điều trị sớm.
Ngoài ra, khi trẻ bị cảm cúm, cha mẹ tuyệt đối không được sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt Aspirin do thuốc này có tác dụng phụ gây ra hội chứng Reye đặc biệt nguy hiểm. Tốt nhất cha mẹ nên tham khảo các cách giảm đau, hạ sốt không dùng thuốc; chú ý vệ sinh mũi họng cho trẻ sạch sẽ. Nếu muốn dùng thuốc thì cần phải có tư vấn của bác sĩ.
4. Bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus
Rotavirus là một loại virus phổ biến gây tiêu chảy vào các tháng mùa lạnh như thu – đông. Virus có thể bị nhiễm nếu như tiếp xúc với các dịch của người bệnh. Biểu hiện khi nhiễm Rotavirus thường là sốt, ho, sổ mũi, nôn mửa và tiêu chảy (phân thường không có máu).
Tiêu chảy cấp do Rotavirus nếu không được can thiệp sớm có thể khiến trẻ bị mất nước và bị rối loạn điện giải trầm trọng. Lúc này cha mẹ cần cho trẻ bù nước thông qua nước uống, oresol theo liều chỉ định để bù lại lượng dịch mà cơ thể trẻ đã mất.
Lưu ý, không được cho trẻ uống nước ngọt có ga khi bị tiêu chảy do có thể khiến tình trạng mất dịch trở nên nặng hơn.