Trẻ ho nhiều về đêm

Những ngày thời tiết thay đổi, TTSKNK thường nhận được các câu hỏi về việc trẻ xuất hiện các triệu chứng ho, đặc biệt là các cơn ho tăng lên về đêm khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ…

Trước tiên, các phụ huynh đừng quá lo lắng, trẻ bị ho khi có những biến đổi thời tiết là một phản ứng tốt; đây là cách cơ thể bảo vệ trẻ nhằm loạt bỏ các tác nhân gây kích ứng…
Phản xạ ho thường trực mọi lúc, tuy nhiên, vào khoảng thời gian về đêm các con thường có hiện tương ho nhiều hơn. Bởi vào ban ngày, các con ở tư thế vận động nên các chất nhày thoát đi dễ dàng hơn; còn về đêm hay sáng sớm sau khi ngủ dậy, các chất nhày ứ đọng trong cổ họng gây kích thích ho. Việc đờm, nhớt cũng dễ khiến các con khó thở, khó chịu, không ngủ được nên trằn trọc, quấy khóc…
Trẻ ho về đêm hoặc sáng sớm phần đa do bị nhiễm lạnh, bị viêm mũi xoang nên đờm nhầy từ mũi xoang chảy xuống họng kích thích gây ho.
Cha mẹ quan sát có thể thấy trẻ có thêm các biểu hiện đau bụng, ho đỏ mặt và cong người vì các cơ ở bụng co lại, đẩy cơ hoành lên, tống đờm ra khỏi cổ.
Trẻ bị hen cũng hay ho về đêm do đường thở có khuynh hướng tăng nhạy cảm, dễ kích ứng về đêm. Ở những trẻ hen, cơn ho dài và dày khiến trẻ mệt mỏi. Khi trẻ ho nhiều sẽ kích thích phản xạ hầu họng gây nôn trớ.

TTSKNK chia sẻ với cha mẹ một số lưu ý để hỗ trợ giảm ho về đêm cho con:

+ Cho trẻ uống nhiều nước, ăn cháo loãng, dễ tiêu và hạn chế ăn các món ăn dễ gây kích ứng ho như cua, ghẹ…
+ Vệ sinh phòng ngủ; tránh con khỏi các môi trường ô nhiễm như nhiều khói thuốc, bụi đường, lông thú vật, phấn hoa…
+ Tránh cho trẻ ăn no, ăn nhiều trước khi đi ngủ. Nếu con đi ngủ khi chưa cơ thể chưa tiêu hóa được thức ăn dễ khiến con bị dễ bị nôn trớ khi con có phản ứng ho mạnh.
+ Vậy nên, để hạn chế tình trạng này, cha mẹ nên cho con ăn trước giờ đi ngủ ít nhất 2 tiếng.
+ Kê cao gối ngủ cho con, đầu và vai cao hơn phần thân để ngăn đờm hay nước mũi chạy xuống họng.
+ Giữ ấm cơ thể cho con khi ngủ: không hở bụng, hở cổ và hở gan bàn chân dễ khiến con nhiễm lạnh.
+ Nhiệt độ phòng không nên để thấp hơn 25 độ C.
+ Sử dụng thuốc ho thảo dược Herbi Kough để làm sát khuẩn hầu họng, làm dịu các kích thích gây ho cho trẻ khi đi ngủ.
+ Dấu hiệu ho về đêm còn có thể là triệu chứng ban đầu của hen suyễn hoặc một số bệnh lý khác. Vì vậy, nếu trẻ bị ho đêm kéo dài hơn 7 ngày mà không có dấu hiệu suy giảm, kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, ho sâu, khó thở, đau bụng, bố mẹ nên đưa con đi thăm khám.
+ Tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Herbi Kough – Gìn giữ tinh hoa thảo dược Việt