Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV

Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV, nhưng diễn biến bệnh có thể nghiêm trọng trong một số trường hợp, đặc biệt là ở trẻ sinh non và trẻ sơ sinh có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Các triệu chứng khởi điểm của trẻ nhiễm RSV thường bị nhầm lẫn với cảm cúm: hắt hơi, sổ mũi nhiều và có thể sốt nhẹ tới cao.

Để xác định được chính xác nguyên nhân gây các triệu chứng trên và đề phòng xử lý sớm trong trường hợp trẻ nhiễm virus RSV, cha mẹ nên đưa con đi thăm khám sớm.

Để chẩn đoán bị nhiễm virus RSV, bác sĩ sẽ dựa trên việc khám lâm sàng và thời điểm mắc bệnh.

▪️ Nghe phổi bằng ống nghe, để kiểm tra những âm thanh bất thường hoặc tiếng thở khò khè.

▪️ Đo qua da (xung oxy) không gây đau để kiểm tra mức oxy bão hòa trong máu có thấp hơn so với bình thường không.

▪️ Xét nghiệm RSV bằng cách lấy dịch tiết hô hấp.

▪️ Xét nghiệm máu, kiểm tra số lượng bạch cầu hoặc tìm để phát hiện có nhiễm virus hoặc vi khuẩn.

▪️ Chụp X-quang kiểm tra viêm phổi.

Điều trị nhiễm virus hợp bào hô hấp: Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị cho virus RSV, thế nên phương pháp điều trị chủ yếu nhằm xử lý các triệu chứng.

Với đa số trường hợp trẻ bị nhiễm RSV và có biểu hiện bị viêm tiểu phế quản nhẹ, không có biến chứng nặng, trẻ mắc bệnh không có yếu tố nguy cơ thì có thể được điều trị và chăm sóc tại nhà.

Các biện pháp điều trị virus RSV tại nhà:

Xịt và hút mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để làm thông thoáng mũi, giúp con dễ thở, ăn uống tốt hơn.
Cho trẻ bú hoặc ăn uống đầy đủ. Chia nhỏ cữ bú hoặc bữa ăn để làm giảm tình trạng nôn trớ khi trẻ ho nhiều.
Cho trẻ uống đủ nước, nên cho trẻ uống nước ấm để tránh tình trạng thiếu nước và hỗ trợ làm loãng đờm cũng như dịch nhầy hô hấp và giảm ho.
Cho trẻ uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh tình tình trạng tự ý mua và cho trẻ uống thuốc vì có thể làm bệnh nặng hơn, hoặc có hại đối với trẻ nhỏ.
Cho trẻ tái khám đúng hẹn.

Nếu con có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn: sốt cao, hay sốt kéo dài 3 ngày liên tục; mũi đặc mủ xanh vàng; nổi ban, ăn uống kém… cần cho con đi khám ngay.

Điều trị virus RSV tại bệnh viện:

Những trẻ có dấu hiệu nghiêm trọng hơn cần được nhập viện để điều trị. Cha mẹ phối hợp với y bác sĩ theo dõi sát tình trạng của trẻ. Trong quá trình điều trị, nếu trẻ gặp bất kỳ vấn đề nào bất thường, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần trao đổi ngay với bác sĩ để điều chỉnh phác đồ phù hợp.

Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hoá cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên đổi thuốc hoặc bổ sung men vi sinh cho trẻ không. Nếu sau điều trị trẻ bị rối loạn tiêu hoá kéo dài cần đưa trẻ đi khám.

Đáng tiếc là vẫn chưa có vắc-xin đặc hiệu nào bảo vệ trẻ khỏi virus này. Nên giải pháp duy nhất chỉ là phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Cha mẹ tránh để con tiếp xúc với những người có dấu hiệu mắc bệnh như sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi….
Tránh đưa con đến nơi đông người
Giữ cho môi trường sống của trẻ sạch sẽ, trong lành, tránh khói bếp hay khói thuốc lá;
Làm sạch và vô trùng bề mặt các dụng cụ có thể bị lây nhiễm virus RSV;
Chú ý rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch hoặc các dung dịch diệt khuẩn có chứa cồn trước khi chăm sóc trẻ
Tăng sức đề kháng cho trẻ

Cha mẹ cần thêm thông tin hỗ trợ có thể comment hoặc inbox Trung tâm để được chia sẻ thêm nhé.