Mẹo chăm bé khi bị tiêu chảy

Tiêu chảy là một trong những bệnh phổ biến khiến các mẹ đau đầu. Vậy nên, nhằm san sẻ gánh nặng chăm con cho các mẹ, trong bài viết này TTSKNK sẽ tặng các mẹ cách đối phó với bệnh tiêu chảy ở các bé từ 1- 3 tuổi.

Triệu chứng của bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh về đường tiêu hóa hay gặp ở trẻ. Triệu chứng của bệnh là phân lỏng, miệng khô, mắt khô, đi tiểu thường xuyên, nước tiểu màu sẫm và trẻ đi ngoài với tuần suất liên tục. Trẻ thường xuyên thấy đau thắt bụng, khó ngủ khi bị bệnh tiêu chảy. Bệnh có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ do mất nước nhiều và sốt cao.

Các mẹ lưu ý việc bổ sung nước là việc quan trọng nhất. Mục đích để tránh tình trạng mất nước trong cơ thể – có thể nguy hiểm với trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 1 đến 3 tuổi.

Tiêu chảy kéo dài trong bao lâu?

Tiêu chảy do virus gây ra thường kéo dài vài ngày cho đến 2 tuần nếu không được điều trị kịp thời. Các biện pháp điều trị bao gồm việc bổ sung nước và ngăn chặn sự mất nước do bệnh tiêu chảy gây ra.

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?

Chất lỏng

Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước và cả sữa. Nếu trẻ không ăn thức ăn rắn, mẹ có thể cho bé ăn cháo, thức ăn lỏng và nên chọn sữa thay nước để bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé. Mẹ cũng có thể dùng dung dịch điện giải glucose để giúp trẻ tránh bị mất nước. Tránh dùng nước ép trái cây vì trẻ dễ bị tiêu chảy nặng hơn.

Đồ rắn

Thức ăn chứa nhiều tinh bột như gạo, bánh mỳ, ngũ cốc, khoai tây rất tốt cho đường tiêu hóa của trẻ khi bị tiêu chảy. Do đó, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn những thức ăn trên và tránh các đồ nhiều đường, dầu mỡ khi điều trị tiêu chảy.

Ngoài ra, bánh quy hay bánh mặn cũng rất thích hợp để bổ sung natri, trong khi đó sữa chua và trứng luộc bổ sung thêm protein cho trẻ bị tiêu chảy.

Điều trị tiêu chảy nhẹ

Nếu bé bị tiêu chảy nhẹ, mẹ nên:

+ Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa tinh bột.

+ Cho trẻ uống nhiều nước.

+ Sữa không ảnh hướng đến tiêu chảy nên mẹ có thể cho trẻ uống thêm sữa.

+ Không ăn quả hay hạt họ đậu, hoặc các thực phẩm khác làm phân lỏng.

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

+ Vệ sinh cơ thể trẻ thường xuyên để tránh vi rút gây bệnh tái xâm nhập đường ruột gây tiêu chảy kéo dài.

+ Cho trẻ uống thêm lợi khuẩn để tăng lượng vi khuẩn tốt cho đường ruột, hỗ trợ điều trị tiêu chảy.

+ Không nên cho trẻ uống nước soda hay nước ngọt vì chúng có nhiều đường và không có muối hỗ trợ giữ nước trong cơ thể.

+ Chỉ cho trẻ uống nước không trong vòng 4 – 6 tiếng, sau đó mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn có nhiều calo khác.

Trẻ tiêu chảy khi nào cần đi viện?

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em không phải là một căn bệnh xa lạ. Tuy nhiên bố mẹ không nên chủ quan khi con mắc bệnh tiêu chảy. Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần phải đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời:

+ Trẻ có dấu hiệu mất nước: miệng khô, mắt khô, không đi tiểu trong hơn 12 giờ.

+ Nôn mửa nhiều lần

+ Đi ngoài ra máu

+ Phân lỏng dạng nước

+ Trẻ bị ốm sốt

+ Phân như có mủ

+ Sốt hơn 3 ngày

+ Bị tiêu chảy nhẹ nhưng kéo dài trong hơn 2 tuần.

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ

Bệnh tiêu chảy rất dễ mắc phải ở trẻ nhỏ bởi đường ruột và sức đề kháng của trẻ yếu. Mẹ cần nhớ phải vệ sinh cho trẻ sạch sẽ khi thay tã hoặc nhắc trẻ rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh. Mọi người đều có thể mắc bệnh tiêu chảy, vậy nên nếu ai đó trong gia đình gặp bệnh này, mẹ cần tăng cường vệ sinh cho trẻ, thậm chí là cách ly trẻ không chơi với người bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, hãy cho trẻ dùng men vi sinh để đường ruột của bé luôn được bảo vệ khỏe mạnh mẹ nhé!