Danh Mục
Các mẹ có ai đã gặp tình trạng như em không ạ. Bé nhà em có thời điểm bị táo bón, ban đầu 1-2 ngày con đi ngoài ít, em chỉ nghĩ chắc chưa cung cấp đủ chất xơ và đã thay đổi khẩu phần ăn.
Nhưng dần dần, bụng con căng chướng, nóng trong người nên da cũng khô đi nhiều, miệng thì nhiệt khó ăn. Khổ nỗi đã không đi ngoài được mà còn chán ăn. Con cứ khóc quấy suốt đêm khiến mẹ stress và lo lắng. Trước giờ bé chưa bị như thế này bao giờ cả. Cuối cùng, em quyết định đưa bé đến phòng khám Century – TTSKNK để thăm khám. Sau thời gian thăm khám và hỏi han, bác sĩ nói rằng do em đã bổ sung canxi cho con sai cách, nên dẫn đến việc con bị táo bón và nóng trong người.
Thật sự em rất hối hận và đây chính là bài học kinh nghiệm xương máu đối với em khi chăm con, nên em quyết định chia sẻ với các mẹ những điều em đã tìm hiểu và đúc rút ra khi bổ sung canxi cho con.
Các mẹ đều biết canxi là một trong những dưỡng chất hàng đầu bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao và sức khoẻ xương, răng của trẻ. Mẹ nào chẳng muốn con mình có một chiều cao lý tưởng đúng không nào. Nhưng các mẹ ơi, nếu bổ sung canxi cho con không đúng cách thì sẽ gây táo bón, và con bị nóng.
Nguyên nhân của việc này là do:
– Hàm lượng canxi quá cao
Nhiều mẹ chú ý tới việc bổ sung canxi nhưng vẫn chưa hiểu rõ được các loại canxi và hàm lượng bổ sung cho bé.
Các loại canxi vô cơ như canxi carbonat khi đưa vào cơ thể thường sẽ được hấp thu ít và hạn chế hơn nhiều so với canxi hữu cơ. Việc này khiến canxi dư thừa và gây lắng đọng sẽ khiến bé có thể bị táo bón, sỏi thận,…. Đây là lý do đầu tiên trong giải đáp tại sao uống canxi gây táo bón.
– Ăn quá nhiều thực phẩm béo và các loại dầu
Ăn nhiều thực phẩm có axit béo tự do, chất béo tạo ra sau khi tiêu hóa rất dễ kết hợp với canxi, làm giảm sự hấp thụ canxi các mẹ nhé. Tình trạng canxi không hấp thụ được sẽ theo các chất thải, gây ra táo bón ở bé. Vì vậy khi bổ sung canxi cho bé, mẹ nên giảm bớt các thức ăn có quá nhiều chất béo và các loại dầu.
– Ăn nhiều thực phẩm giàu axit oxalic
Một số loại rau như rau bina, rau dền, măng tây, hành, đậu trắng, đậu tương, có chứa oxalat dễ dàng kết hợp với canxi trong cơ thể để tạo thành canxi oxalate, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ canxi trong cơ thể, gây ra chứng táo bón ở trẻ.
– Ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ
Thành phần chất xơ thực vật cũng dễ kết hợp với canxi, làm giảm sự hấp thu canxi, dẫn đến kết tủa canxi, dẫn đến tình trạng bé uống canxi bị táo bón.
– Trộn canxi chung với thức ăn, sữa khiến trẻ uống canxi bị táo bón
Đây chính là sai lầm mà em đã mắc phải trong một thời gian dài . Khi đó em thường nghiền nát viên canxi và trộn lẫn với thức ăn để cho bé ăn. Việc làm này khiến trẻ chỉ có thể hấp thụ tối đa 20% canxi trộn lẫn trong thức ăn, phần còn lại sẽ bị bài tiết sau khi tiêu hóa.
Không chỉ vậy, để cho tiện, em còn cho bé uống canxi cùng với sữa, nhưng sau này tìm hiểu mới vỡ lẽ ra rằng canxi trong sữa khi uống sẽ cạnh tranh, làm giảm sự hấp thu, gây dư thừa canxi. Lượng canxi tồn đọng nhiều sẽ gây ra táo bón ở trẻ.
Một số nguyên nhân khác khiến bé sơ sinh uống canxi bị táo bón có thể là do mẹ uống canxi con bị táo bón bởi trong giai đoạn này trẻ hấp thu canxi chủ yếu qua sữa mẹ hoặc sữa công thức hoặc mẹ đã chọn sai loại canxi cho con.
Biết được những nguyên nhân khi dùng canxi khiến con táo bón, em cũng đã tìm hiểu thêm cách dùng canxi sao cho đúng:
Bổ sung canxi phù hợp với tình trạng cơ thể
Em xin gửi các mẹ thông tin về lượng canxi phù hợp theo độ tuổi:
– Trẻ dưới 6 tháng: Lượng canxi được cung cấp chủ yếu qua sữa mẹ
– Trẻ 6-11 tháng: Cần 400mg canxi/ ngày
– Trẻ 1-2 tuổi: 500mg/ ngày
– Trẻ 3-5 tuổi: 600mg/ ngày
– Trẻ 6-7 tuổi: 650mg/ ngày
– Trẻ 8-9 tuổi: 700mg/ ngày
– Trẻ 10-19 tuổi: 1000mg/ ngày
– Phụ nữ có thai 3 tháng đầu thai kỳ: 800mg/ ngày; 3 tháng giữa thai kỳ: 1000 – 1200mg/ ngày; 3 tháng cuối thai kỳ và cho con bú: 1.500mg/ ngày.
Có 2 cách bổ sung canxi là bổ sung qua thực phẩm và thuốc canxi.
Lựa chọn loại canxi phù hợp
Canxi có thể được bổ sung vào cơ thể dưới dạng canxi vô cơ hoặc hữu cơ, tuy nhiên theo như những gì em được tư vấn từ phòng khám Century cũng như tự mình tìm hiểu, các mẹ nên chọn canxi hữu cơ vì nó ít gây ra tình trạng táo bón.
Ngoài khả năng hạn chế táo bón, canxi hữu cơ còn giúp tăng tế bào tạo xương đến 300%, cũng không gây áp lực lên dạ dày và không gây chứng sỏi thận.
Để cụ thể hơn, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sỹ để bổ sung đúng liều lượng cho trẻ em theo độ tuổi và mẹ bầu theo giai đoạn thai kỳ và khẩu phần dinh dưỡng các mẹ nhé.
Uống canxi đúng thời điểm không lo uống canxi có gây táo bón
Thời điểm tốt nhất để bổ sung canxi cho bé và mẹ bầu là vào buổi sáng sớm, kết hợp với vận động để quá trình chuyển hóa canxi diễn ra tốt nhất.
Các mẹ hãy nhớ, từ sau 14 giờ chiều không nên uống canxi nữa vì sau thời điểm đó, quá trình chuyển hóa canxi vào khung đích là xương chậm lại khiến canxi dễ lắng đọng và dễ gây táo bón hơn.
Uống canxi đúng cách
– Không uống canxi cùng sữa và thức ăn.
– Khoảng cách giữa hai thời điểm uống canxi và sắt tối thiểu 2 giờ.
– Không bổ sung canxi cùng với các loại rau giàu axit oxalic
Uống nhiều nước
Có thể kết hợp nhiều loại nước như nước lọc, nước ép rau quả, nước luộc rau,… Trong ngày mẹ hãy chia ra làm nhiều lần uống. Mẹ bầu và cả bé cần uống đủ nước kể cả khi không thấy khát nước.
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý
Để uống canxi không bị táo bón, cần tăng cường chất xơ vào chế độ ăn. Một số thực phẩm giàu chất xơ cho bé gồm bột yến mạch, táo, cà rốt, các loại quả mọng, khoai lang,…
Tập thể dục mỗi ngày
Mẹ cùng bé hãy tạo thói quen thường ngày tập thể dục vào buổi sáng, tham gia các hoạt động vào sáng sớm để làm tăng quá trình trao đổi chất. Việc tập thể dục cũng giúp ngăn ngừa bệnh táo bón.
Với những gì em chia sẻ với các mẹ ở trên, sau khi đọc xong có thể các mẹ sẽ có một chút hoang mang và lo lắng, tự hỏi rằng mình đã làm đúng chưa. Nhưng các mẹ đừng lo, chỉ cần các mẹ đã hiểu và điều chỉnh sao cho đúng, chắc chắn con sức khỏe của con sẽ được phát triển một cách tốt nhất các mẹ nhé!