Cây cam thảo được nhắc tới là Cam thảo Nam, cần phân biệt với Cam thảo Bắc bởi hình dáng và công dụng khác nhau. Cây Cam thảo rất dễ trồng, dễ sống và mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam.
Theo Y học cổ truyền, cam thảo có vị ngọt, tính ổn, không có độc tính có tác dụng giải độc, kiên gân, lợi khí bổ huyết, thông kinh mạch; dưỡng khí, nhuận phế, thông hành 12 kinh mạch và hoãn cấp.
Ngày nay, Y học hiện đã nghiên cứu thấy rằng, trong thân của nó có chứa một lượng axit glycyrrhizic hỗ trợ cơ thể kháng khuẩn, kháng viêm, điều trị đau họng, viêm phế quản, ho hoặc nhiễm trùng do virus…
️Siro ho thảo dược của HERBI KOUGH được điều chế với Cam thảo, ép lấy tinh chất thành cao đậm đặc để sử dụng cho sản phẩm với công dụng trực tiếp sát khuẩn vòm họng là môi trường thụ bệnh, giảm sưng; bổ phổi, điều hòa phế khí, thận khí, cải thiện tình trạng ho cho trẻ và người lớn.
Cam thảo là một vị thuốc được gặp nhiều trong các đơn thuốc cổ truyền, thường dùng dưới dạng thuốc sắc.
Trong bào chế khoa, cam thảo được dùng làm tá dược điều vị để làm giảm các vị khó uống của các chế phẩm. Cam thảo còn được dùng trong các loại trà, nước uống và làm thơm thuốc lá.
Cha mẹ tham khảo một số bài thuốc trị ho với cam thảo:
– Chữa ho, viêm họng mạn tính:
Cam thảo sống 10g, đem ngâm nước sôi uống bình thường như uống trà, hết ngọt thì bỏ đi. Uống liên tục cho đến khi hết các triệu chứng của bệnh. Lưu ý: Bạn cần kiêng ăn cá, ớt, đường.
– Chữa ho đờm nhiều:
Nhân sâm hoặc đảng sâm 8-12g, phục linh, bạch truật mỗi loại 12g, cam thảo 4-8g. Tất cả đem sắc lên lấy nước uống, có tác dụng ích khí, kiện tì, dưỡng vị, trị ho đờm nhiều, chán ăn, cơ thể mệt mỏi…
– Trị ho, chữa cảm lạnh, trị viêm họng, viêm phế quản: Cam thảo 4-20g đem nghiền thành bột, đem pha với nước ấm hoặc nước chanh và uống.
Hoặc bạn có thể sử dụng cam thảo pha với trà nóng uống hàng ngày. Đơn giản hơn nữa là lấy vài lát cam thảo cho vào cốc nước nóng và nhâm nhi, uống nhiều lần trong ngày sẽ giúp giảm ho nhanh chóng.