Viêm tai giữa rồi có cần thiết phải tiêm vắc-xin phế cầu?

Viêm tai giữa – một trong những bệnh ở trẻ (và cả người lớn) khiến không ít mẹ phải lo lắng. Vì khi trẻ bị viêm tai giữa sẽ rất khó chữa, con không chỉ bị đau mà để lâu còn dễ gây biến chứng như: thủng màng nhĩ, xơ hóa màng nhĩ hay giảm thính lực, v.v… Và một trong những vi khuẩn gây viêm tai giữa chính là: Phế cầu khuẩn. Vậy khi bị bệnh viêm tai giữa rồi có cần phải tiêm vắc-xin phế cầu?

Bệnh viêm tai giữa là gì?

Bệnh viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai giữa. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ và thường xuất hiện sau các bệnh như: cúm, sởi, viêm mũi họng, viêm xoang, viêm V.A, viêm Amidan, u vòm mũi họng, viêm phổi, viêm khí phế quản…

Các vi khuẩn gây viêm tai giữa thường gặp nhất là: Phế cầu khuẩn (S. pneumoniae), vi khuẩn HiB (H. influenzae), Tụ cầu vàng (S. aureus), M. catarrhalis.

Có nên tiêm vắc-xin phế cầu khi trẻ bị viêm tai giữa?

Trẻ bị viêm tai giữa rồi có cần tiêm vắc xin phế cầu?
Viêm tai giữa rồi có cần tiêm vắc-xin phế cầu?

Vắc xin phế cầu là gì?

Vắc xin phế cầu là văcxin ngăn ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn S. pneumoniae gây ra. Các bệnh thường gặp do phê cầu khuẩn như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm họng, viêm màng não, nhiễm trùng huyết.

Hiện có ba loại vắc xin phòng các chủng phế cầu khuẩn phổ biến là :

  • Vắc xin phòng 7 chủng (PCV 10, PCV7: tên vắc xin là  Synflorix, Prevenar dùng cho trẻ từ 2 tháng trở lên. Lịch tiêm thường vào thời điểm 2,4, 6 tháng.
  • Vắc xin phòng 13 chủng (PCV 13 – Prevnar13) thường dùng cho trẻ nhỏ
  • Vắc xin phòng 23 chủng (PPSV 23 – Pneumo23, Pneumovax) thường dùng cho trẻ > 2 tuổi và người lớn.

Thông thường 1 trẻ nên được tiêm cả hai mũi văcxin phế cầu. Phổ biến nhất là tiêm synflorix từ trẻ 2 tháng, và tiêm văcxin Pneumo 23 khi trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Trẻ bị viêm tai giữa rồi có cần tiêm văcxin phế cầu nữa không? 

Bé nhà bạn có thể bị viêm tai giữa nhưng mẹ không xác định được vi khuẩn gây bệnh. Kể cả xác định được do phế cầu khuẩn cũng chưa chắc xác định được do chủng phế cầu nào gây ra, VÌ PHẾ CẦU KHUẨN CÓ KHOẢNG 90 CHỦNG.

Rõ ràng có 2 câu hỏi đặt ra:

  • Một là, có cách nào xác định được con bạn viêm tai giữa do chủng nào trong 90 chủng có phế cầu gây ra? Ồ điều này gần như khó khăn ở Việt Nam và phi thực tế.
  • Hai là, cứ cho rằng con bạn bị do phế cầu khuẩn, nhưng ngay cả phế cầu khuẩn có tận 90 chủng. Con bạn chả nhẽ mắc tất cả 90 chủng phế cầu đó? Lại phi thực tế.

Vì thế, tất cả các bác sĩ chuyên khoa Nhi đều khuyến cáo dù trẻ đã bị viêm tai giữa rồi vẫn nên tiêm phòng văc xin phế cầu như bình thường. 

Có nên tiêm văcxin phế cầu?

  • Tiêm vắc xin phế cầu giảm tỷ lệ tiêm tai giữa ở trẻ. Theo thống kê, tỷ lệ viêm tai giữa ở những người đã tiêm vắc xin phế cầu khuẩn thấp hơn so với những người chưa được tiêm là 7,8% (Nghiên cứu ở Mỹ) và 6% (Nghiên cứu ở Phần Lan).
  • Tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn giúp chúng ta phòng ngừa được nhiều bệnh gây ra bởi phế cầu khuẩn không chỉ có viêm tai giữa. Phế cầu khuẩn gây ra nhiều bệnh khác nhau: Viêm mũi họng, viêm VA, viêm Amidan, viêm phổi, khí phế quản, viêm tai giữa, viêm màng não… với các tỷ lệ gây bệnh khác nhau ở các tổ chức (mô) khác nhau. Tiêm một mũi lợi ích lại rất nhiều. Tội gì không tiêm.

Kết luận: Trẻ viêm tai giữa rồi nên tiêm văcxin phế cầu bình thường

1/ Vắc-xin phòng phế cầu có thể phòng được các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra trong đó có bệnh viêm tai giữa.

2/ Bị viêm tai giữa rồi thì vẫn nên tiêm vắc-xin phế cầu

3/ Ngoài ra, để phòng bệnh viêm tai giữa còn cần tiêm đủ các mũi:

  • Vắc-xin phòng phế cầu khuẩn (Prevnar13, Pneumo23, Synflorix)
  • Vắc-xin phòng cúm (Vaxigrip, Influvax).\Văc xin phòng Sởi (Sởi, Sởi – Rubella, Sởi – Quai bị – Rubella)
  • Vắc-xin phòng vi khuẩn HiB (Quinvaxem, Pentaxime, InfanrixHexa, QuimHiB…)
  • Lý do: Vì viêm tai giữa ngoài phế cầu khuẩn gây ra còn có những vi khuẩn khác như HIB, các virus cúm …

4/ Hãy chú ý tăng sức đê kháng cho trẻ

Trẻ bị viêm tai giữa một lần sẽ dễ tái đi tái lại. Vì thế muốn hạn chế bị viêm tai giữa thì mẹ cần thiết phải tăng sức đề kháng tự nhiên cho trẻ. Mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây:

CÁCH TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ CHỈ BẰNG 7 BƯỚC ĐƠN GIẢN

Vitamin Zeambi có tốt cho trẻ như lời đồn – Đánh giá khách quan từ bác sĩ Nhi

Trung tâm Sức khoẻ Nhi khoa

Xem thêm: Vì sao trẻ bị viêm tai giữa tái đi tái lại?

Bình luận đã đóng.