Tiêm phòng là một trong những cách giúp bé phòng chống lại bệnh tật hiệu quả. Cha mẹ nhớ 4 điều lưu ý sau trước và sau khi tiêm phòng cho bé nhé.
Trong cuộc sống hiện tại, tiêm chủng là một trong những cách quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bé, giúp bé tăng sức đề kháng với các bệnh khác nhau và phát triển khỏe mạnh. Nhiều cha mẹ biết đưa con đi tiêm phòng đúng lịch nhưng lại không biết, thực tế tiêm phòng có rất nhiều lưu ý. Vì sức khỏe và sự an toàn của bé, cha mẹ phải ghi nhớ 4 điểm này.
1. Ghi nhớ thời gian tiêm phòng
Hiện nay hệ thống tiêm chủng của bé ngày càng hoàn thiện, khi bé đi tiêm phòng sẽ được bác sĩ cấp sổ tiêm chủng và ghi rõ thời gian tiêm chủng lần sau cho phụ huynh. Một số loại vắc xin nói chung không thể tiêm trước, chỉ được tiêm đến khi bé đủ tuổi, lúc này bạn phải đi khám để được tiêm phòng theo lời khuyên của bác sĩ.
2. Phản ứng sau khi tiêm chủng
Có một điểm nữa mà các bậc phụ huynh phải chú ý, trong 30 phút sau khi tiêm vắc xin xong, tốt nhất các mẹ không nên vội vàng rời khỏi phòng tiêm mà phải ở lại quan sát xem bé có phản ứng gì không. Do có nhiều thành phần trong vắc xin nên một số bé có thể bị dị ứng nên đây là khoảng thời gian chờ nhằm tránh cho bé bị sốc thuốc.
3. Những lưu ý sau khi tiêm phòng
Sau khi em bé được chủng ngừa, cha mẹ sẽ được y bác sĩ nói cho những lưu ý về việc vết tiêm có bị sưng, nhức hay đóng mủ hay không. Hãy ghi nhớ những điều này và làm theo. Nếu bé sốt nhẹ dưới 38 độ nên mặc đồ thoáng mát, chườm ấm cho bé. Sốt từ 38,5 độ cho bé uống thuốc và thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé.
4. Chú ý bệnh tật trong thời gian tiêm vắc xin
Bây giờ đang là thời điểm giao mùa thu đông, nhiều bé sẽ bị cảm, sốt, sổ mũi, cáu gắt, lúc này các mẹ nên chú ý, khi bé mắc các chứng bệnh này cần được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, sau khi các triệu chứng của bé lành hẳn thì không nên tiêm phòng ngay mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước và thực hiện các mũi tiêm phòng tiếp theo để tránh gây ra một số dị ứng hoặc phản ứng xấu.