Có nhiều mẹ thắc mắc đó : “Vì sao bé bị viêm tai giữa cứ tái đi tái lại?“. Không ít trẻ có khi một năm điều trj viêm tai giữa 5 – 6 lần, khiến cha mẹ lo lắng. Trong buổi hội thảo 12.6.2018 tại Trung tâm sức khoẻ Nhi khoa, PGS TS Quỳnh Hương (giảng viên bộ môn Nhi – ĐH Y Hà Nội) đã lý giải vì sao trẻ viêm tai giữa tái đi tái lại.
Danh Mục
Vì sao trẻ bị bệnh viêm tai giữa?
Đường hô hấp trên gồm: tai, mũi xoang, họng và thanh quản. Tai giữa nối với vòm mũi họng bởi vòi tai Eustachian dài khoảng 3,7cm. Hai cửa loa còi vòi tai nằm ở hai mặt bên của vòm mũi họng. Bình thường, bị viêm mũi khi rửa thì nước đó sẽ chảy xuống họng. Nhưng khi bé viêm mũi (đầy nước mũi) thì đường này bị tắc, nước không chảy xuống được họng nữa sẽ ứ lại, chảy ngược vào loa còi gây ra bệnh viêm tai giữa.
Vì thế trẻ bị viêm tai giữa cần thiết phải được rửa mũi họng để thông không bị ứ dịch.
Vì sao trẻ lại bị viêm tai giữa tái đi tái lại?
-
Trẻ viêm tai giữa tái lại do cách rửa mũi chưa đúng
Rất nhiều trẻ trước khi bị viêm tai giữa bắt đầu với việc bị ho và sổ mũi, tuy nhiên cha mẹ không vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách khiến cho vi khuẩn từ mũi di chuyển lên tai gây viêm tai giữa. Đặc biệt là cách thức rửa mũi xịt từ bên này sang bên khác nhưng không được thực hiện bởi cán bộ y tế.
-
Trẻ viêm tai giữa tái lại do viêm VA nhiều lần
Một trong các lý do viêm tai giữa tái đi tái lại nhiều lần là do trẻ viêm VA quá phát. Khi VA viêm nhiều, sẽ gây bít tắc sự lưu thông của loa còi, dẫn đến tình trạng viêm tai giữa tái đi tái lại.
-
Trẻ viêm tai giữa tái lại do mắc chứng trào ngược
Một số trẻ dù rất nhỏ cũng đã bị viêm tai giữa, và tái đi tái lại nhiều lần trong năm là do mắc chứng trào ngược thực quản. Trào ngược lên đường thở, đi vào loa còi gây viêm tai giữa.
-
Trẻ viêm tai giữa tái lại do chẩn đoán sai
Nghe điều này hơi vô lý, nhưng đây là thực trạng TTSKNK gặp trong quá trình khám bệnh. Có một số bạn mang kết quả soi tai mũi họng đến với kết luận con bị viêm tai giữa. Tuy nhiên trẻ ăn chơi bình thường, không sốt không quấy. TTSKNK sau khi chẩn đoán xác định đó không phải là viêm tai mà chỉ là một chất dịch còn đọng trong tai trẻ, có thể đi vào tai trẻ trong quá trình mẹ sinh bé. Chất dịch này có thể tự hết dần dần, nếu không thấy tình trạng ống tai sưng đỏ, viêm nhiễm. Trường hợp này trẻ cũng không cần phải dùng kháng sinh.
-
Trẻ viêm tai giữa tái lại do dùng thuốc không đủ liều
Chia sẻ trong các buổi đào tạo kháng sinh của TTSKNK , cần hướng tới sạch vi sinh. Không chỉ là sạch lâm sàng. Sạch lâm sàng là trẻ không còn dấu hiệu viêm tai giữa, sinh hoạt bình thường. Cha mẹ mặc định là con đã khỏi nên không tiếp tục dùng kháng sinh. Thực tế, các trường hợp này trẻ có thể chỉ mới khỏi trên lâm sàng. Các vi khuẩn gây bệnh chỉ suy yếu nhưng vẫn tồn tại. Chúng truyền các gen kháng thuốc lên hệ khuẩn chí của cơ thể. Lần sau, khi sức đề kháng của trẻ suy giảm, vi khuẩn gây bệnh sẽ có cơ hội để hoạt động.
Vì thế mỗi khi điều trị viêm tai giữa, chúng tôi khuyến cáo thời gian sử dụng kháng sinh tối thiểu từ 10 – 14 ngày, để hạn chế tái phát. Các thuốc kháng sinh sử dụng nên là kháng sinh chính hãng. Vì các hãng kháng sinh không uy tín có thể không đảm bảo được chất lượng thuốc sử dụng. Cùng hàm lượng, nhưng hoạt chất bị suy giảm làm giảm hiệu quả điều trị.
-
Trẻ viêm tai giữa tái lại do cấu tạo của vòi tai
Một số trẻ có cấu tạo vòi tai nằm ngang, chức năng loa còi kém (bình thường là vòi tai chúc xuống), khi rửa mũi thì dịch lại chảy vào trong loa còi, nhưng số lượng trẻ có cấu tạo vòi tai nằm ngang rất hiếm (dưới 3%).
Trong trường hợp này, bé bị viêm tai giữa, nhưng mà không sốt. Nếu bé chảy mũi 3-5 ngày rồi, xịt rửa mũi rất tốt rồi mà vẫn không khô thì cần thiết đi khám tai mũi họng để loại trừ viêm tai giữa.
Nhiều mẹ thắc mắc rửa mũi nhiều có ảnh hưởng tuyến nhầy của mũi?
PGS TS Nguyễn Quỳnh Hương chia sẻ: “Khi mũi chảy dịch thì hỏng hết tuyến nhày rồi. Nước muối là cái duy nhất để làm khô mũi. Mũi bình thường mà rửa mũi thì mới mất tuyến nhày nhưng khi mũi có nước mũi chảy thì tuyến nhày không còn hoạt động nữa, nên việc rửa mũi không ảnh hưởng đến tuyến nhầy của mũi”.
Rửa mũi cho trẻ thế nào để không viêm tai giữa?
Hiện nay, nhiều cha mẹ sử dụng cách thức rửa mũi từ bên này sang bên khác. Nhưng Trung tâm sức khoe nhi khoa khuyến cáo cha mẹ không nên tự thực hiện ở nhà, mà nên thực hiện tại cơ sở chuyên môn. Khi ở nhà cha mẹ chỉ nên thực hiện rửa mũi bằng cách xịt rửa từng bên một, hút nước mũi hoặc dạy bé tự xì mũi ra.
PGS Hương cũng khuyên mẹ nên xịt rửa cho con ngày 3- 5 lần/ngày, mỗi lần cách 4-5 tiếng (tuỳ theo độ tiết dịch của bé) giúp bé khỏi được viêm mũi họng và tránh được việc dùng kháng sinh.
Làm cách nào để hạn chế trẻ viêm tai giữa tái đi tái lại?
Nguyên nhân từ đâu hãy bắt đầu từ đó.
- Nếu trẻ viêm tai giữa do vấn đề rửa mũi, cha mẹ hãy thay đổi cách rửa mũi, hoặc nhờ bác sĩ tai mũi họng rửa mũi cho bé.
- Nếu trẻ viêm tai giữa nhiều lần do VA quá phát, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem có cần phải cắt VA không.
- Nếu trẻ bị trào ngược thực quản, hãy chia nhỏ bữa ăn/bú của trẻ. Ăn mỗi bữa ít hơn và ăn nhiều bữa hơn.
- Nếu do cấu tạo vòi tai cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ tai mũi họng để quyết định có cần can thiệp.
- Ngoài các lý do trên, những trẻ một năm viêm tai giữa quá 2 lần cũng có thể do suy giảm miễn dịch. Khi đó cần làm các xét nghiệm chuyên sâu để xác định nguyên nhân và tìm hướng giải quyết.
- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ tại:
Bình luận đã đóng.