Trẻ khóc đêm là vấn đề lo lắng của nhiều mẹ. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, khóc đêm cũng khiến bố mẹ mỏi mệt không kém. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm nên cách giải quyết cũng khác nhau. Sau đây là 12 nguyên nhân khiến trẻ hay khóc đêm mẹ cần biết để “đối phó” với vấn đề này.
1. Thời gian ăn – ngủ không hợp lý
Khi bị đói, trẻ sẽ thức giấc và quấy khóc đòi ăn. Những trẻ ngủ quá nhiều ban ngày sẽ giảm thời gian ngủ vào ban đêm. Một số mẹ cho trẻ ngủ quá sớm vào giờ tối thì trẻ hay thức giấc, khóc đêm. Do đó để hạn chế trẻ dậy khóc đêm, mẹ nên cho con ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý. Cho trẻ ăn no, không ngủ ngay sau khi ăn vì gây khó tiêu. Tránh để trẻ ngủ ngày quá nhiều. Tạo thói quen giấc ngủ đều đặn ban đêm cho trẻ.
Danh Mục
2. Thiếu vi chất khiến trẻ hay khóc đêm
Vi chất rất cần cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Thiếu vi chất là nguyên nhân hàng đầu trẻ bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi, biếng ăn. Sức khỏe không đảm bảo làm bé trằn trọc, ngủ không ngon. Giấc ngủ chập chờn làm trẻ khó chịu và hay khóc đêm hơn. Các vi chất ảnh hưởng trực tiếp đến việc trẻ hay khóc đêm như: Canxi, kẽm, vitamin D,…
Vì sao trẻ thiếu canxi hay khóc đêm?
Canxi tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất cấu tạo nên cơ thể sống. Canxi giúp phát triển hệ xương, răng cho cơ thể. Trẻ thiếu canxi gây hậu quả lâu dài là còi xương, chậm lớn. Thiếu canxi làm chậm dẫn truyền thần kinh trung ương, ức chế giấc ngủ sâu khiến trẻ giật mình và quấy khóc.
Thiếu kẽm: Trằn trọc khó ngủ làm trẻ hay khóc đêm.
Kẽm là nguyên tố tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Kẽm cũng tác động đến hệ thần kinh trung ương, điều hòa giấc ngủ. Do vậy, những trẻ thiếu kẽm thường có giấc ngủ thất thường, hay trở mình thức giấc vào ban đêm. Đây là một nguyên nhân lý giải vì sao trẻ thiếu kẽm thường hay khóc đêm
Giải pháp giúp trẻ thiếu vi chất khỏi khóc đêm
Để giải quyết nguyên nhân thiếu vi chất làm trẻ khóc đêm. Lời khuyên cho các mẹ:
- Bổ sung vi chất hàng ngày qua bữa ăn của trẻ
- Sử dụng thêm vitamin đường uống bù lượng vitamin bữa ăn không cung cấp được
- Tăng cường sức đề kháng và sức khỏe giúp trẻ hấp thu vitamin tốt hơn.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các bệnh lý thiếu hụt vitamin để bổ sung kịp thời.
3. Trẻ khóc đêm vì nghẹt mũi
Trẻ nhỏ là đối tượng hay mắc các bệnh đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm mũi nên thường xuyên bị nghẹt mũi. Trẻ thở bằng miệng, gây khô họng dẫn đến ho. Ho khan gây khó chịu làm trẻ quấy khóc.Để hạn chế tình trạng này mẹ cần điều trị cách bệnh lý mũi họng cho trẻ. Vệ sinh mũi thường xuyên, giữ ẩm và sạch khoang mũi.
4. Trẻ khó chịu vì mọc răng
Bắt đầu từ 5 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng. Mọc răng gây đau nướu, đôi khi còn sốt. Trẻ hay khóc đêm vì đau, khó chịu. Kiểm tra thân nhiệt cho trẻKhi này, mẹ cần chườm lạnh để giảm cảm giác đau cho trẻ. Cách này tuy mất nhiều thời gian và vất vả nhưng lại giúp bé bớt đau, ngủ sâu hơn và không quấy khóc. Mẹ không cần quá lo lắng, vì tình trạng sẽ giảm dần nếu răng nhú ra ngoài.
5. Do nhiệt độ phòng
Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm trẻ hay khóc đêm. Khi nhiệt độ không thích hợp trẻ dễ bị thức giấc giữa đêm và quấy khóc. Mẹ cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ của trẻ thích hợp. Cho con mặc thêm áo ấm hơn là đắp chăn vì trẻ hay đạp bỏ khi ngủ.
7. Trẻ hay khóc đêm vì ướt tã, tè dầm
Nước tiểu làm trẻ ngứa ngáy, khó chịu làm trẻ khóc. Ngoài ra, khóc cũng là cách để trẻ báo cho mẹ biết. Vấn đề này thường không nghiêm trọng và dễ khắc phục. Lúc này, mẹ chỉ cần lau khô và thay tã cho bé. Bé sẽ thôi khóc và nhanh chóng vào giấc ngủ. Mẹ cũng nên chủ động nắm rõ quy luật tiểu đêm của con, thay tã trước để đảm bảo giấc ngủ cho trẻ.
8. Khóc đêm vì những tác nhân gây dị ứng
Các tác nhân dị ứng như mùi thuốc lá, thuốc lào, phấn rôm, mùi nước hoa, sơn tường, xịt côn trùng, … luôn làm trẻ cảm thấy khó chịu. Những tác nhân này khiến đường hô hấp của trẻ kích ứng dẫn đến quấy khóc. Mẹ phải đảm bảo phòng ốc thoáng đãng, sạch sẽ. Hạn chế tối đa những tác nhân gây kích ứng cho trẻ. Giữ không khí sạch để trẻ thoải mái hít thở.
9. Vận động quá mức
Hệ thần kinh của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện. Khả năng ức chế của trẻ kém dễ tạo ra hưng phấn. Nếu ban ngày trẻ hoạt động quá sức, não sẽ giữ trạng thái này đến lúc ngủ làm bé đột nhiên la hét, khóc khi ngủ. Nhiều mẹ gọi đây là “mảng chơi” khi ngủ. Điều này giống như trẻ gặp phải ác mộng, khiến trẻ khóc đêm. Để con có giấc ngủ an lành mẹ phải hạn chế con chơi quá sức vào ban ngày. Tuyệt đối không để trẻ rơi vào trạng thái phấn khích quá đà, gây hưng phấn.
10. Tiêu hóa không tốt làm trẻ hay khóc đêm
Trẻ ăn các thức ăn khó tiêu khiến trẻ đau bụng, khó tiêu. Khi đó giấc ngủ của trẻ không dài, sâu, quấy khóc. Mẹ cần chọn thức ăn dễ tiêu cho trẻ. Nếu bụng trẻ phình to, ít đi vệ sinh thì mẹ có thể đưa con đi gặp bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc hỗ trợ tiêu hóa.
11. Môi trường đột ngột thay đổi: Xuất hiện tiếng ồn, rời mẹ đột ngột
Tiếng ồn, nhất là âm thanh bất ngờ sẽ làm trẻ giật mình, tỉnh giấc rồi quấy khóc. Vì vậy, mẹ nên cố gắng giữ phòng ngủ yên tĩnh, tránh tiếng ồn, tiếng động mạnh ảnh hưởng đến trẻ.
Trẻ em thường quen với “hơi” của những người thân cận. Các mẹ thường ôm con ngủ, để trẻ ngủ trong lòng. Thay đổi tư thế hoặc mẹ rời đi sẽ khiến trẻ bất an, giật mình. Khi đó trẻ thường thức giấc và khóc. Mẹ nên nhanh chóng vỗ về, tạo cảm giác an toàn cho trẻ để trẻ nhanh chóng thích nghi với môi trường mới.
12. Con khóc đêm khi bị ốm rất thường gặp
Trẻ bị ốm làm cơ thể suy nhược, cáu kỉnh. Một số bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ như: Cảm sốt, ho sổ mũi, viêm mũi họng, … Trước khi được điều trị dứt điểm, những triệu chứng của bệnh cũng là nguyên nhân làm trẻ khóc nhiều. Mẹ cần hạ sốt, thông mũi khi cần để giúp trẻ dễ chịu hơn. Đừng vội vàng mất kiên nhẫn vì trẻ chỉ khó chịu do những biểu hiện của bệnh gây ra.
Về lâu dài, trẻ có cơ thể khỏe mạnh, không bị ốm thì vấn đề này sẽ không còn đáng ngại. Tăng sức đề kháng cho trẻ chống lại các nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp là biện pháp giải quyết bền vững.
Khi ngủ, cơ thể trẻ tiết ra các hormon tăng trưởng để phát triển xương, cơ bắp. Đặc biệt hơn, trí não của trẻ sẽ có thời gian xử lý thông tin tiếp nhận khi trẻ thức, tăng phát triển trí não. Do vậy giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển thể chất lẫn tinh thần. Loại bỏ những nguy cơ làm con quấy khóc sẽ đảm bảo giấc ngủ trọn vẹn cho con. Ngoài 12 nguyên nhân hay gặp trên, khi trẻ gặp các bệnh lý nguy hiểm cũng sẽ hay khóc đêm. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi mẹ không tìm được lý do làm con hay khóc đêm để tìm ra giải pháp tốt nhất cho con.
Xem thêm:
Sự thật về sốt mọc răng – quan niệm sai lầm bấy lâu nay của hầu hết các mẹ
Bé không tăng cân – Khi nào mẹ cần lo lắng?
Tắc tuyến lệ ở trẻ – Mẹ nên xử lý thế nào?