Không phải chỉ có trẻ biếng ăn mới mang đến nỗi lo cho các ông bố bà mẹ, mà những bé ăn nhiều không tăng cân cũng khiến không ít bố mẹ đau đầu. Cùng Trung tâm Century giải đáp nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
Tham khảo video của dược sĩ Trương Minh Đạt.
Danh Mục
1. Vì sao trẻ ăn được nhưng không tăng cân?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ ăn nhưng không hấp thu như mặc dù trẻ ăn nhiều nhưng đồ ăn ít dinh dưỡng, hoặc bữa không cân đối giữa 4 nhóm chất như: Đạm – đường – Béo – Vitamin và khoáng chất Tuy nhiên, một nguyên nhân khác có thể là do hệ tiêu hoá của trẻ hoạt động kém, không thể hấp thụ khiến trẻ không tăng cân hoặc tăng cân chậm.
Chúng ta đều biết hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong cơ thể chúng ta. Hệ thống tiêu hóa là hệ thống chức năng quan trọng giúp cung cấp những dưỡng chất cần thiết đối với cơ thể và đào thải những chất cặn bã trong cơ thể. Không chỉ vậy, chúng còn giữ vai trò miễn dịch khi 85% tế bào lympho đều nằm ở cơ quan này. Có thể khẳng định, cơ thể khoẻ mạnh bắt đầu từ một hệ tiêu hoá khoẻ.
2. Tiêu hoá kém khiến trẻ ăn không hấp thu
Hệ tiêu hóa kém, cho dù phụ huynh có dành nhiều thời gian làm những món ăn ngon, đầu tư cầu kỳ sơn hào hải vị, yến sào … ..cũng vô nghĩa vì không hấp thụ được. Ngược lại, khi hệ tiêu hoá không khoẻ, cơ thể lại ăn quá nhiều chất đạm, béo đồ bổ dưỡng, vô hình chung gây ra gánh nặng cho hệ tiêu hoá. Cho nên đừng lãng phí nhồi nhét cho trẻ quá nhiều thứ bổ dưỡng, hệ tiêu hóa không hấp thụ được sẽ là gánh nặng cho cơ thể. Khi đó các thức ăn, các thứ bổ dưỡng mà các mẹ “nhồi nhét” cho trẻ sẽ trở thành ” Rác của hệ tiêu hóa”.
Ngoài ra, khi tiêu hoá kém, hệ vi sinh mất cân bằng, các vi khuẩn phân hủy hữu cơ phát triển, vi khuẩn gây hoại tử phát triển, khiến đường ruột ô nhiễm.
Những yếu tố nào tác động tiêu cực đến hệ tiêu hoá của trẻ:
- Việc cho ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn hoặc ăn thô không đúng
- Ăn các thức ăn ít dinh dưỡng như bánh kẹo, đồ hộp, hoặc các đồ ăn nhanh gây mất cân bằng vi sinh đường ruột
- Chế độ ăn không ăn không cân đối, quá nhiều thịt hoặc quá nhiều rau cũng gây ảnh hưởng đến tiêu hoá.
- Sử dụng các loại thuốc như kháng sinh, corticoid bừa bãi
3. Giải pháp cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ
Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, để trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh ngay trong những năm đầu đời mẹ nên chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ.
Tránh cho trẻ ăn thực phẩm khó tiêu và có thể gây dị ứng
Hệ tiêu hóa của trẻ trong những năm đầu đời còn non yếu nên mẹ cần hết sức cẩn thận, tránh để trẻ ăn/uống những thực phẩm khó tiêu hóa và có khả năng gây dị ứng. Khi cho ăn bất kỳ món gì mới, cũng nên bắt đầu từ lượng thật ít, sau đó mới tăng dần.
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Cha mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, ngũ cốc… vào thực đơn hàng ngày cho trẻ.
Những thực phẩm giàu chất xơ mà mẹ có thể tham khảo cho trẻ sử dụng như: táo, đu đủ, bí ngô, chất xơ từ ngũ cốc, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, đậu, đậu Hà Lan,…
Những thực phẩm giàu chất xơ này sẽ giúp thức ăn di chuyển dễ dàng qua đường tiêu hóa, giúp hạn chế chứng táo bón, ngăn ngừa và điều trị hiệu quả các chứng tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu… cân bằng nguồn dinh dưỡng cho trẻ.
Cho trẻ uống đủ nước
Nước rất cần thiết cho cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng của trẻ. Nhắc nhở và tạo thói quen uống nước đều đặn hàng ngày và thường xuyên cũng là một cách hữu hiệu để cải thiện hệ tiêu hóa vì nước làm thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong hệ tiêu hóa.
Chế biến đúng cách thức ăn cho bé
Thực phẩm bị nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh hay chế biến không đúng cách rất dễ làm trẻ bị tiêu chảy… Vì vậy, mẹ cũng nên hết sức lưu ý đến vấn đề vệ sinh, chế biến đúng cách thức ăn cho bé. Thức ăn của trẻ luôn cần chọn nguyên liệu sạch, an toàn, tươi ngon, cần chế biến ngay. Cho bé ăn dứt điểm từng bữa, hạn chế tình trạng hâm nhiều lần.
Cho trẻ tích cực vận động
Vận động hợp lý đặc biệt vận động ngoài trời không chỉ giúp tinh thần của trẻ thoải mái, còn giúp tăng nhu động ruột, giúp hệ tiêu hoá đào thải, không bị tích tụ các độc tố lâu ngày. Quá trình tiêu hoá thức ăn cũng thuận lợi hơn, enzym tiêu hoá dồi dào hơn.
Bổ sung men vi sinh Zeambi cho trẻ
Các bà mẹ cũng có thể bổ sung thêm men vi sinh để cải thiện sự cân bằng vi sinh trong hệ tiêu hóa cho trẻ.
Hệ tiêu hoá cân bằng khi tỷ lệ vi khuẩn có lợi 85%, vi khuẩn là 15%. Đáng tiếc là chúng không tự nhiên giữ cân bằng và cân bằng mãi mãi. Hệ tiêu hoá luôn có thể chịu sự tấn công của các yếu tố ngoại cảnh từ nguồn nước khử trùng clo, từ đồ ăn hộp, đồ ăn nhanh, không đảm bảo vệ sinh, hoặc từ những vi khuẩn, virus trong môi trường sống của trẻ xâm nhập. Một yếu tố khác nữa là lạm dụng kháng sinh, kháng viêm ở Việt Nam hiện nay. Chính vì thế, việc bổ sung lợi khuẩn từ bên ngoài là một cách hữu hiệu giúp hệ tiêu hoá cân bằng và khoẻ mạnh.
Men vi sinh Zeambi là men vi sinh đầu tiên ở Việt Nam áp dụng công nghệ bao kép Biotechnology được thực hiện bởi Viện Thực Phẩm Chức Năng Việt Nam VIDS, giúp giữ tỷ lệ sống của lợi khuẩn đến ruột tăng 4- 5 lần men thường. Zeambi được khuyến khích sử dụng bởi các chuyên gia tiêu hoá khi trẻ mắc các chứng rối loạn tiêu hoá như tiêu chảy, táo bón, hoặc trẻ kém hấp thụ, sử dụng thuốc nhiều.
Câu hỏi hại não dành cho mẹ: Vì sao con ăn mãi vẫn không lớn nổi?