Danh Mục
Câu hỏi hại não dành cho mẹ: Vì sao con ăn mãi vẫn không lớn nổi? Sự thực chẳng ai muốn mỗi lần cho con ăn là phải rong ruổi từ đầu nhà đến cuối ngõ. Chẳng ai thích tay mẹ cứ đút còn mắt con cứ dán vào màn hình điện thoại, tivi.
Nhưng có đến 80% chúng ta vẫn làm điều chúng ta không thích vì: Không làm thế thì con không ăn. Chính vì hành động miễn cưỡng này cứ xảy ra từ ngày này sang ngày khác nên con ăn mãi vẫn không lớn nổi.
Mẹ có biết? Để tiêu hoá được thức ăn cần có enzym tiêu hoá. Bản chất các enzym tiêu hoá là các protein được cấu thành từ acid amin. Chúng hoạt động như những lưỡi dao cắt nhỏ thức ăn, phá vỡ liên kết của thức ăn thành những phân tử nhỏ hơn, để cơ thể có thể hấp thụ các dinh dưỡng qua mao mạch của ruột non. Nhưng ngặt nỗi, enzym tiêu hoá lại không tiết ra được khi con vừa xem ti vi, xem điện thoại hoặc đi ăn rong nên các mẹ thường thắc mắc vì sao con mãi vẫn không lớn.
(Xem thêm: Sinh non và dọa sinh non – Hiểm họa với mọi phụ nữ mang thai)
Enzym chuyển hoá sản sinh nhiều thì enzym tiêu hoá sản sinh ít
Thực ra trong cơ thể con người có 2 loại enzym. Đó là enzym tiêu hóa và enzym chuyển hóa.
Enzym tiêu hóa hoạt động như những lưỡi dao, cắt nhỏ cấu trúc phân tử của thức ăn, giúp cơ thể hấp thụ thức ăn. Thức ăn được tiêu hóa sẽ được hấp thụ vào máu thông qua hệ nhung mao và vi nhung mao. Máu sẽ đưa các chất dinh dưỡng đó đến các cơ quan của cơ thể để có 5 enzymes: Protease, Amylase, Lactase, Cellulase và Lipase.
Enzym chuyển hóa là các loại enzyme sẽ giúp cơ thể tổng hợp năng lượng và sử dụng năng lượng. Những năng lượng này rất quan trọng cho cơ thể vì chúng sẽ giúp chúng ta suy nghĩ, hít thở, chuyển động, v.v…
Sản sinh enzym tiêu hoá cần nhiều hơn có khi đến 80% tổng năng lượng, còn enzym chuyển hoá thì chỉ 20% mà thôi. Sản sinh nhiều enzym tiêu hoá thì sẽ giảm tạo ra enzym chuyển hoá và ngược lại.
Ví dụ: Bạn ăn no thì thường buồn ngủ, mệt mỏi, không muốn làm gì không nghĩ được gì, tức là cơ thể đang dồn năng lượng chủ yếu vào tiết enzym tiêu hoá. Ngược lại, bạn gặp chuyện buồn, không vui hay nghĩ ngợi chán không muốn ăn, lúc đó năng lượng dùng để tạo enzym chuyển hoá cao hơn.
Vì vậy, khi trẻ xem ti vi, hay đi ra ngoài ăn rong thì cần huy động sản suất enzym chuyển hoá cho hoạt động ngắm siêu nhân, búp bê trong điện thoại, hoặc chú ý đến một “ông ba bị” trên đường. Vì thế tự nhiên sẽ giảm năng lượng tiết ra enzym tiêu hoá cơ. Cho dù bé ăn thức ăn cũng không được cắt nhỏ và khó hấp thụ được dinh dưỡng. Đó là nguyên nhân khiến con ăn mãi vẫn không lớn nổi.
(Xem thêm: 8 căn bệnh nguy hiểm cần tiêm phòng trước khi mang thai)
Nhai không kỹ thì không kích hoạt được enzym tiêu hóa
Enzym tiêu hoá còn có sẵn trong các thức ăn đặc biệt là rau củ. Tuy nhiên các enzym tiêu hoá này chỉ được kích hoạt khi trẻ “nhai kỹ”.
Đáng tiếc là khi trẻ vừa ăn vừa xem thì hay nhai rối, nuốt ngay, nên cơ thể càng cần nhiều năng lượng tiết ra enzym tiêu hoá. Thế nhưng năng lượng lại được dùng hết để sản sinh enzym chuyển hoá cho bé để ý những thứ xung quanh như xem siêu nhân/ công chúa.
Vì thế, công đút con ăn cùng công bế rong hay cho con nghịch điện thoại, ti vi sẽ là công cốc. Con vẫn ăn, nhưng không hấp thụ được thì cũng bằng không. Chưa kể khi thường xuyên ở trạng thái đó trẻ sẽ dễ bị đau dạ dày hay mắc các bệnh khác về tiêu hoá như chướng bụng, đầy hơi, sống phân.
Kết luận
Mẹ hãy thiết lập kỷ luật ăn uống cho trẻ. Trẻ ăn thì ăn, không ăn thì thôi. Chúng ta không nên ép, không nên dụ dỗ. Vì cuối cùng con không hấp thụ được thì con ăn mãi vẫn không lớn, vẫn còi bình thường. Mẹ vừa mất công, con vừa thêm bệnh. Chúc các mẹ nuôi con khỏe mạnh và bụ bẫm!
(Xem thêm: Nguyên nhân dẫn đến bệnh vô sinh hiếm muộn)
Bình luận đã đóng.