TỦ THUỐC CHO CON CẦN GÌ?

Bố mẹ cùng check lại những loại thuốc sau nên có trong nhà nhé:

NHIỆT KẾ

Không thể thiếu, ở nhà nên có 2 loại, 1 loại điện tử và nhiệt kế thủy ngân để đối chiếu khi trẻ sốt cao.

THUỐC HẠ SỐT

1. Paracetamol (Tên khác: Hapacol, Glotadol, Efferagen, Doliprance…): dạng gói bột, bột sủi, siro hoặc viên đạn đặt HM

Hàm lượng sử dụng phù hợp với cân nặng của trẻ. Thường thì liều hạ sốt nên dùng là 10-15mg/kg. Tùy theo đáp ứng của trẻ mà mẹ có thể cân đối trong khoảng đó.
Cách 4-6h/lần.

2. Ibuprofen (Tên khác: Brufen, Nurofen, ATBrufen, Sotstop, …) Dạng gói bột hoặc phổ biến là dạng siro

Nên dùng dạng ống hoặc chai thể tích nhỏ, chai to mở nắp ko để được lâu, dạng ống hoặc gói dùng đến đâu hết đến đó sẽ có hiệu quả tốt hơn

Liều dùng: Đối với dạng siro 100mg/5ml sẽ dùng mỗi lần với lượng cân nặng/2 sẽ ra số ml thuốc (VD: bé 10kg thì mỗi lần uống 10/2 = 5ml)

Viên đạn dùng khi trẻ không uống được do nôn, trẻ sốt co giật, khó uống thuốc

Loại này không nên lạm dụng, đặc biệt trẻ có nghi ngờ xuất huyết. Trong đợt sốt của trẻ mẹ nên dự trữ sẵn và chỉ dùng sau khi cho bé đi khám và loại trừ các yếu tố nguy cơ

Siro ho thảo dược: Herbikough, Prospan,…

Có tác dụng làm dịu họng, loãng đờm dịch vùng họng, sát khuẩn hầu họng, giảm ho.

Trường hợp trẻ ho húng hắng nhẹ nhàng có thể tự xử lý cho trẻ

Men vi sinh

Cái này thì quá quen rồi :))

Nên dùng duy trì hàng ngày hoặc cách ngày để cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho bé, giúp tăng hấp thu chất dinh dưỡng và tăng đề kháng.

Vitamin

Bù đắp vi chất cho bé do chế độ ăn k đáp ứng đầy đủ, hoặc do con ốm k ăn được để tăng đề kháng cho con

Lưu ý: các mẹ check lại thử lọ vitamin mình đang dùng cho bé xem có chứa SẮT k nhé. Đang ốm mà dùng sắt thì k khác gì thêm dầu vào lửa đâu ạ.

Oresol

Rất cần thiết. Sử dụng khi trẻ đi ngoài lỏng nước, nôn nhiều hoặc sốt

NGUYÊN TẮC tuyệt đối tuân thủ là pha đúng tỉ lệ. Nên cho trẻ uống đút thìa từng ít một, tránh tu 1 hơi xong đầy dạ dày chưa kịp ngấm lại nôn sạch.

Nước muối sinh lý nhỏ mắt/ mũi

Nên dự trữ sẵn 5-10 lọ, sử dụng để rửa mắt, rửa mũi khi trẻ có dịch rỉ viêm

– xịt mũi muối biển sâu sterima

Thuốc trị hăm

Tùy đáp ứng của trẻ với từng loại có thể sử dụng Bepanthen, Yosun, Sudocream, …

– Kem dưỡng ẩm

Các thuốc hô hấp nếu trẻ có tình trạng co thắt, thở rít, hen. Đề nghị BS kê dự phòng khi bé có bệnh lý phế quản lặp lại

Bông băng cồn gạc khi trẻ có vết thương

Ngoài các trường hợp trên thì ban đêm cũng phải đi bệnh vện

Đặc biệt chú ý với các mẹ là hạn sử dụng, nên kiểm tra tủ thuốc hàng tháng, các loại siro nên ghi ngày mở nắp và bảo quản tủ lạnh nếu dùng không hết.