TRỊ HO DÙNG THUỐC TÂY, THUỐC BẮC HAY THUỐC NAM?

Với nền y học cởi mở và hiện đại ngày nay, không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng có nhiều phương án để áp dụng và sử dụng thuốc khi bị ốm. Có gia đình tìm đến Tây y, có người tìm về Đông y.

Theo TTSKNK, mục đích lớn nhất của cả Đông y và Tây y đều là chăm sóc sức khỏe, chữa trị bệnh cho con người. Các phương pháp chỉ khác nhau về lý luận và phương pháp khám, điều trị.

Nếu Tây y nhằm vào một bộ phận để điều trị với phương án chấm dứt bệnh một cách nhanh chóng nhất, tổn thương ở đâu xử lý ở đó thì Đông y nói chung coi trọng việc tiếp cận con người và nguồn bệnh về tổng thể, không chỉ điều trị căn nguyên bệnh mà còn nâng cao sức khỏe, tăng cường vận hành của cả một hệ thống đang có “1 mắt xích ốm”.

Không có phương pháp nào xấu, chỉ là cha mẹ cần lựa chọn hợp lý cho con. Cả Tây y và Đông y đều có những ưu điểm và cái khó riêng trong điều trị.

Ví dụ riêng trong việc điều trị ho của trẻ, Tây y và Đông y có những cách xử lý khác nhau rõ rệt.

Trong Tây y, các loại thuốc thường được cha mẹ sử dụng có cơ chế giảm ho bằng cách ức chế trung tâm ho, chỉ điều trị tạm thời mà chưa thể xử lý tận gốc.

Thuốc Bắc cũng là một phần của Đông y vô cùng nổi tiếng, thế nhưng thuốc Bắc kén đối tượng hơn, trẻ nhỏ không được khuyến khích sử dụng phương pháp này.
Bên cạnh đó, nguồn dược liệu của thuốc Bắc ở Việt Nam chưa thực sự đảm bảo: bị ngâm hóa chất bảo quản, nguồn liệu nhập về chỉ còn “bã” chứ tinh chất đã bị sơ chế trước đó…

Thuốc Nam có được hiểu là dược liệu dùng để chữa bệnh có nguồn gốc từ phía Nam, là xuất phát từ địa lý của Việt Nam từ xưa đến nay. Nguồn thuốc Nam mà cha mẹ hay sử dụng và nghe đến nhất chính là cái bài thuốc dân gian từ củ quả, hoa lá… đó.

Thuốc Nam khá lành tính và nhiều nguyên liệu thân thuộc với các gia đình Việt. Rất nhiều các bài thuốc dân gian được các mẹ áp dụng cho con hiệu quả.

Tuy nhiên, việc sử dụng các bài thuốc này cần sự kiên trì, duy trì dài ngày và nhiều lần trong một ngày. Điều này đôi khi hơi lích kích cho cha mẹ trong điều chế và cho con sử dụng. Không những vậy, nếu quá trình xử lý không đảm bảo cũng dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa cho con.

Trong điều trị ho của Đông y cũng quan điểm khác với Tây y: Phản ứng ho không chỉ do nguyên nhân vi khuẩn, virus tác động đến họng gây kích ứng mà còn là dấu hiệu cảnh báo phế khí và thận khí bị tổn thương. Nên việc điều trị ho của Đông y sẽ xử lý đồng thời: xóa bỏ môi trường thụ bệnh tại họng và cân bằng điều hòa thận khí và phế khí, dứt điểm các nguyên nhân gây ho.

Đây cũng là phương châm để DS Trương Minh Đạt – Viện trưởng Viện Nghiên cứu y dược quyết định sử dụng công nghệ hiện đại để cho ra đời siro ho thảo dược Herbi Kough. Nếu trước đây, phải mất tới 3 tháng để điều chế ra một lọ cao trị ho cho các con mà mỗi năm chỉ có thể cho ra đời vài trăm lọ thì nay, với việc áp dụng công nghệ mới, siro ho Herbi Kough được tinh chế thành cao với hiệu suất cao hơn. Nguồn dược liệu quý của Việt Nam được trân quý và sử dụng là điều mà bác Đạt và TTSKNK mong muốn nhất!