Trẻ nhỏ thường dễ bị thiếu sắt trong 5 năm đầu đời, điều này có thể ảnh hưởng không chỉ đến khả năng nhận thức mà còn gây hại đến sự phát triển của trẻ sau này. Vậy, trẻ thiếu sắt là tình trạng gì, nguyên nhân do đâu và tác động của thiếu sắt đối với trẻ như thế nào?
Sắt là một khoáng chất có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Sắt đóng góp trong quá trình tạo hồng cầu, sản sinh tế bào máu, giúp tăng cường miễn dịch và thể chất, cũng như trí não và hệ thống thần kinh ở trẻ.
Con số đáng báo động từ Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia trong giai đoạn 2019-2020, tình trạng thiếu sắt ở trẻ nhỏ trong khoảng từ 6 tháng đến 5 tuổi là rất phổ biến. Trung bình mỗi 3 trẻ, sẽ có 1 trẻ bị thiếu sắt. Tức là ngay cả khi đã bổ sung, rất có thể con bạn cũng đang nằm trong số trẻ bị thiết sắt.
Một số dấu hiệu để bố mẹ có thể nghi ngờ rằng trẻ có nguy cơ thiếu sắt là da xanh xao, đặc biệt rõ ràng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vành tai, niêm mạc họng và kết mạc mắt có màu nhợt nhạt hơn. Bên cạnh đó, trẻ thường có những biểu hiện chậm chạp, mệt mỏi, kém tập trung khi học tập, hay buồn ngủ, bé ít vận động, chạy nhảy vui đùa,…
I.Nguyên nhân của tình trạng thiếu sắt ở trẻ
Trẻ em bị thiếu sắt có thể do rất nhiều nguyên nhân, có thể là:
1.Nguồn sắt dự trữ không đủ:Thai nhi trong bụng mẹ ở 3 tháng cuối sẽ bắt đầu tích trữ sắt và sắt dự trữ sẽ đủ dùng cho trẻ trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, nếu sau 6 tháng bố mẹ không chú ý bổ sung cho con hoặc với trẻ sinh non, sinh đôi hoặc mẹ bầu thiếu sắt trong thai kỳ, khả năng dự trữ sắt sẽ bị giảm thì nguy cơ trẻ thiếu sắt là rất cao.
2.Do chế độ ăn của trẻ thiếu sắt: Qua 6 tháng, trẻ có thể ăn dặm nên ngoài sữa mẹ, sắt còn được cung cấp cho trẻ thông qua thức ăn. Do đó từ 6 tháng tuổi mẹ nên chú trọng xây dựng cho trẻ thực đơn nhiều món giàu sắt như thịt đỏ, cá, đậu, lưỡi heo, hạt hướng dương, lúa mạch, sữa và các sản phẩm từ sữa. Nếu chế độ ăn không đủ đáp ứng nhu cầu sắt, trẻ cũng có nguy cơ thiếu sắt.
3.Giảm khả năng hấp thu Sắt do trẻ mắc bệnh về đường tiêu hóa: Nếu bé gặp các vấn đề về đường tiêu hoá như đau bụng, tiêu chảy, viêm ruột, .. đây đều là những nguyên nhân khiến bé giảm hấp thu sắt và làm tăng nguy cơ thiếu sắt nghiêm trọng.
4.Bổ sung sắt cho trẻ nhưng sai cách: Nhiều bố mẹ chủ động bổ sung Sắt cho con nhưng chưa đúng cách ví dụ bổ sung Sắt cùng thời điểm với canxi gây cạnh tranh giảm hấp thu của Sắt, hoặc quên bổ sung vitamin C cũng khiến Sắt giảm hấp thu từ đó không đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết của cơ thể trẻ.
5.Do di truyền từ gia đình: Một số bé khi sinh đã mang trong mình gen rối loạn chuyển hóa sắt. Do đó trẻ luôn trong tình trạng thiếu sắt, có thể kèm theo thiếu máu, thiếu hồng cầu để vận chuyển oxy.
II. Hậu quả của tình trạng thiếu sắt ở trẻ
1.Thiếu Sắt trẻ hay mệt mỏi
Đây là triệu chứng điển hình khi trẻ thiếu Sắt. Vì Sắt là thành phần cấu thành nên Hemoglobin tạo hồng cầu, thành phần này có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các mô mỡ. Khi trẻ thiếu sắt, khiến các tế bào hồng cầu không đủ năng lượng để vận chuyển oxy, các tế bào không được cung cấp đủ oxy dẫn tới toàn cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống. Từ đó đè nén áp lực lên tim buộc phải hoạt động nhiều hơn để bơm oxy cho cơ thể, khiến tim hoạt động quá công suất, từ đó việc thiếu sắt gián tiếp làm tăng nguy cơ suy tim, nhồi máu cơ tim ở trẻ.
2.Thiếu Sắt ảnh hưởng tới não bộ, làm giảm khả năng tâp trung, giảm trí nhớ
Thiếu sắt cũng ảnh hưởng tối não bộ của trẻ, vì làm giảm lượng oxy cung cấp tới các tế bào não khiến bé khó tập trung, hay ngủ gà ngủ gật
Đồng thời các nhà khoa học cũng đã chứng minh được việc trẻ thiếu sắt có liên quan đến khả năng ghi nhớ của trẻ, trẻ thiếu sắt ghi nhớ màu sắc kém hơn hẳn so với những bạn bổ sung đầy đủ ở cùng độ tuổi. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra trẻ cũng bị giảm khả năng ngôn ngữ, chậm nói, diễn đạt kém hơn và khó ghi nhớ âm thanh.
3.Trẻ thiếu sắt có hệ miễn dịch kém, hay ốm vặt
Sắt tham gia cấu tạo và thúc đẩy hoạt động của các tế bào liên quan đến hệ miễn dịch của trẻ như bạch cầu, lympho T, các kháng thể như IgG, IgA. Từ đó làm giảm nồng độ kháng thể và khiến hoạt động miễn dịch kém hơn hẳn. kHi hàng rào bảo vệ yếu đi tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh tấn công trẻ, Chính vì thế, những bé thiếu sắt thường xuyên ốm vặt, mắc các bệnh viêm nhiễm như: viêm đường hô hấp trên,, viêm phế quản, viêm phổi, viêm ruột…
4.Trẻ thiếu sắt vận động kém
Sắt tham gia vào quá trình chuyển hoá để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Thiếu sắt đồng nghĩa với việc cơ thể không đủ năng lượng để hoạt động do đó trẻ thường nhanh bị mệt, vì mệt nên trẻ cũng lười vận động.
Ngoài ra, sắt còn là nguyên liệu tạo myoglobin – tế bào dự trữ oxy cho cơ bắp. Do đó trẻ thiếu sắt khiến cơ bắp kém phát triển, chân tay trẻ nhão, kém săn chắc.
Khi cơ thể không đủ năng lượng kèm theo hệ thống cơ bắp kém săn chắc, điều này làm chậm phát triển các kỹ năng vận động ở trẻ.
5.Gây ra các bệnh lý, trong đó có bệnh thiếu máu
Vì sắt là thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu nên thiếu sắt cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thiếu máu. Bệnh thiếu máu có thể làm giảm sức đề kháng của trẻ, làm chậm tăng trưởng và gây nên những bất thường trong phát triển vận động và trí tuệ trẻ.
BỔ SUNG SẮT DỰ PHÒNG CHO TRẺ
Như vậy hậu quả của việc trẻ thiếu sắt là không thể xem nhẹ, nó ảnh hưởng cả hiện tại và tương lai phát triển của trẻ sau này, nên bố mẹ phải chú ý quan sát những dấu hiệu bất thường ở trẻ để kịp thời điều trị.
Và để phòng tránh nguy cơ trẻ thiếu Sắt, bố mẹ nên chủ động bổ sung Sắt dự phòng cho trẻ. Nếu trẻ đủ cân đủ tháng thì việc bổ sung sắt tiến hành khi trẻ bước sang tháng thứ 4, nếu trẻ sinh non, thiếu tháng thì bổ sung sớm hơn theo chỉ định của bác sĩ.
Việc bổ sung Sắt, theo khuyến cáo từ Hiệp hội Nhi Khoa Hoa Kì, trẻ nên được bổ sung liên tục cho tới khi 1 tuổi. Sau 1 tuổi, mẹ cũng nên bổ sung dự phòng cho trẻ 1 đợt/ năm.
Còn việc chọn loại sắt nào bổ sung cho trẻ để trẻ dễ hấp thu, dễ uống mà lại không bị tanh, không nóng trong, táo bón? Khuyến khích các mẹ lựa chọn sắt amin thế hệ mới nhập khẩu Mỹ.
Đây là sắt hữu cơ dạng muối sắt II, sắt amin thế hệ mới này khắc phục được hoàn toàn những nhược điểm của sắt thông thường, về mùi tanh, hạn chế tình trạng táo bón, đi ngoài khó, phân cứng. Đặc biệt có thêm hương cam đào nên đặc biệt dễ uống đối với trẻ.
Tóm lại, sắt amin là sắt hữu cơ thế hệ mới đảm bảo được tính an toàn, khả năng hấp thu cao, sinh khả dụng cao, lại ít gây tác dụng phụ như nóng trong, tá0 bón, buồn nôn,.. nên cực kì thích hợp cho trẻ sử dụng.
Bố mẹ quan tâm bổ sung Sắt cho con nên ưu tiên loại sắt này nhé, tham khảo tại đây
Xem thêm:
Sắt amin thế hệ mới nổi trội hơn các loai sắt khác như thế nào
TRUNG TÂM SỨC KHỎE NHI KHOA CENICA