TRẺ THIẾU MÁU CÓ PHẢI CHỈ THIẾU SẮT? 

Nói đến thiếu máu thì phần lớn mọi người đều liên hệ đến nguyên nhân là do trẻ bị thiếu sắt. Thậm chí nhiều mẹ thấy con xét nghiệm thiếu máu là tự động đi mua sắt bổ sung cho con rồi mà chẳng hiểu sao con uống sắt một đợt rồi thấy chỉ số vẫn thiếu.

Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, trẻ thiếu máu không chỉ xuất phát từ nguyên nhân thiếu sắt mà cơ thể còn thiếu nhiều nguyên tố vi lượng khác nữa, mà nhiều nhất là cả kẽm.

Theo khảo sát tình trạng dinh dưỡng khu vực Đông Nam Á (SEANUTS) cho thấy bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt Nam thiếu tới 50% các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, điển hình là kẽm và sắt. Ở Việt Nam, có đến 60% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm và cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ thiếu sắt. Con số cao đến đáng kinh ngạc.

Ở Việt Nam, có đến 60% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm và cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ thiếu sắt
Ở Việt Nam, có đến 60% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm và cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ thiếu sắt

Về vai trò của sắt: Sắt là thành phần cấu tạo nên huyết sắc tố (haemoglobin) của hồng cầu. Sắt trong huyết sắc tố kết hợp với oxy ở phổi tạo thành oxyhaemoglobin (tạo màu đỏ của máu) và khi hồng cầu theo các mạch máu di chuyển khắp cơ thể sẽ phân phối oxy đến các mô. 

Còn với kẽm, kẽm tham gia vào cấu tạo và phát triển tế bào hồng cầu. Theo nhiều nghiên cứu, trẻ bị thiếu máu có nồng độ kẽm trung bình trong huyết thanh thấp hơn đáng kể so với trẻ không bị thiếu máu. Vì vậy, trẻ thiếu kẽm cũng có nguy cơ bị thiếu máu dinh dưỡng.

THIẾU MÁU ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN TRẺ?

Trẻ em trong 9 tháng đầu sau sinh, thiếu máu dinh dưỡng có thể gây ra những tổn thương không hồi phục ở não, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển trí não của trẻ, gây ra tình trạng lười ăn, còi cọc, chậm lớn. 

Thiếu máu gây ra tình trạng lười ăn, còi cọc, chậm lớn ở trẻ
Thiếu máu gây ra tình trạng lười ăn, còi cọc, chậm lớn ở trẻ

Ngoài ra, thiếu máu ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, làm giảm sức đề kháng, cơ thể dễ nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, phát triển, học tập của trẻ. Trẻ dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp thông thường như viêm họng, ho, cảm cúm đồng thời dễ cảm thấy mệt mỏi, kém hoạt bát hơn, da xanh xao, kém tập trung, buồn ngủ…

BỔ SUNG SẮT KẼM CHO TRẺ NHƯ THẾ NÀO?

Thường thì không phải cứ cho trẻ thức ăn giàu sắt và kẽm là hấp thu được hết 100%. Tỉ lệ cơ thể hấp thu rất thấp, chỉ được khoảng 10-15% sắt từ thức ăn và mức 20-30% với kẽm.

Nếu em bé bị thiếu sắt thường thiếu kẽm và ngược lại. Bởi bản thân các loại thực phẩm giàu sắt và giàu kẽm thường nằm chung trong cùng một loại thực phẩm như thịt bò, trứng, các loại hải sản… Điều kiện tăng cường hấp thu sắt và ức chế hấp thu sắt giống như kẽm. 

Để đảm bảo sự tăng trưởng của trẻ, mẹ chú ý chế độ ăn đa dạng đặc biệt tăng cường các thực phẩm giàu sắt và kẽm như thịt bò, các loại nhuyễn thể (hàu, nghêu, sò…) và bổ sung qua đường uống nếu trẻ ăn ít các thực phẩm này.

Với kẽm, bên cạnh chế độ ăn, mẹ có thể bổ sung cho trẻ từ 6 tháng theo đợt tùy vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Cùng với đó, để tăng hiệu quả hấp thu, mẹ nên kết hợp cùng vitamin B12, vitamin C…, hỗ trợ tăng khả năng hấp thu sắt và kẽm giúp phòng ngừa nguy cơ thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ.

Về bổ sung sắt trực tiếp cho trẻ, tùy tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý của trẻ cần bổ sung phù hợp dưới sự hướng dẫn của chuyên gia:

Cụ thể: 

– Trẻ sinh non bổ sung từ tuần thứ 2 sau sinh với liều dùng: 

1-1,5kg: 4mg/kg/ngày. 

1,5-2kg: 3mg/kg/ngày.

2-2,5kg: 2mg/kg/ngày.

– Trẻ sinh đủ tháng đủ cân bổ sung sắt từ tháng thứ 4 sau sinh, liều dự phòng 1mg/kg/ngày. Tối đa 15mg/ngày.

Lưu ý, trẻ mang gen thalassemia hoặc thiếu men G6PD cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, chuyên gia, tuyệt đối không bổ sung tùy tiện.

Nhìn chung, trẻ nên được bổ sung sắt cho đến 1 tuổi là khi trẻ đã có thể ăn dặm đa dạng các nhóm thực phẩm giàu sắt rồi. Trường hợp trẻ thiếu, mẹ có thể bổ sung sau theo chỉ định.

Xem thêm: Cách ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ 

  Trẻ thiếu máu thiếu sắt nên bổ sung gì? 

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sắt cho trẻ. Tuy nhiên, theo khuyến nghị từ các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên lựa chọn sắt amin thế hệ mới nhập Mỹ để bổ sung cho con bởi nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Khả năng hấp thu tối ưu: Khác với các loại sắt khác, sắt amin thế hệ mới nhập Mỹ là sắt hữu cơ hóa trị II hấp thu trực tiếp vào trong máu ngay tại niêm mạc miệng; không bị ảnh hưởng bởi acid trong dạ dày, thức ăn hoặc pH của hệ tiêu hoá nên ít bị cản trở hấp thu bởi các chất khác, cho tính sinh khả dụng cao đến 90,9%, gấp 4 lần sắt truyền thống.
  • Hạn chế táo bón, nóng trong: Khả năng vận chuyển và hấp thu nhanh chóng cũng giúp giảm nguy cơ dư thừa sắt và hạn chế các tác dụng phụ trên đường tiêu hoá khi bổ sung sắt cho trẻ, hạn chế lắng đọng và dư thừa sắt trong cơ thể gây táo bón và hại thận.
  • Dễ uống, giảm nôn trớ: Sắt amin thế hệ mới nhập Mỹ có vị ngọt, hương cam đào giảm thiểu tối đa vị tanh thường có ở sắt nên hạn chế tình trạng nôn trớ và bất hợp tác của trẻ.

Hiện nay, tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ tại Việt Nam vẫn còn cao. Do đó bố mẹ cần chú ý đến chế độ ăn hàng ngày của trẻ đảm bảo đủ các nhóm chất cần thiết để trẻ phát triển khoẻ mạnh và toàn diện.

 

TRUNG TÂM SỨC KHỎE NHI KHOA CENICA

Fanpage: https://www.facebook.com/ttsknkcenica.offical/ 

Youtube: https://www.youtube.com/@TruongminhdatCenica

Tham khảo sắt amin thế hệ mới nhập Mỹ cho trẻ tại đây!