Sinh những em bé khỏe mạnh, đủ ngày đủ tháng là ước mơ của bất cứ mẹ bầu nào. Vậy bạn cần làm gì để giảm nguy cơ sinh non?
Mẹ bầu nào cũng mong muốn có thể sinh được đứa con khỏe mạnh, đủ ngày đủ tháng. Vậy bạn cần làm gì để giảm nguy cơ sinh non? Trước tiên, hãy tìm hiểu xem trẻ sinh non là gì?
Sinh non tức là sinh khi thai trên 20 tuần và thai dưới 37 tuần. So với trẻ sinh đủ tháng thì trẻ sinh non có cân nặng nhẹ hơn, sức sống kém hơn. Các chức năng của các cơ quan khác nhau của trẻ sinh non chưa phát triển hoàn thiện, thể lực của trẻ yếu hơn. Đối với những gia đình bình thường, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sinh non tạo nên gánh nặng về tài chính và con người. Do đó, bạn cần thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa trẻ sinh non.
Những kiểu mẹ bầu nào dễ sinh non?
1. Mẹ bầu có thai nhi gặp vấn đề như bất thường phát triển, dị tật thai, đa thai, song thai…
2. Mẹ bầu gặp vấn đề riêng như dị dạng tử cung, sảy thai nhiều lần, có thai chưa đầy một năm sau khi chuyển dạ
3. Mẹ bầu làm việc quá sức trong thời kỳ mang thai, có đời sống tình dục không khoa học, hút thuốc và lạm dụng rượu, thiếu máu do thiếu sắt hoặc suy dinh dưỡng trong thai kỳ.
4. Mẹ bầu bị nhiễm trùng âm đạo, hoặc vỡ ối sớm, cao huyết áp, tiểu đường, thừa cân hoặc nhẹ cân, chấn thương vùng bụng nặng, v.v.
Vậy làm thế nào để ngăn ngừa sinh non?
1. Khám thai định kỳ
Mẹ bầu cần chú ý đi khám theo lịch hẹn của bác sỹ đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba. Bạn cần khám thai để phát hiện kịp thời các vấn đề của thai nhi và mẹ bầu đồng thời xác định xem thai nhi có dấu hiệu sinh non hay không. Điều trị sớm giúp mẹ bầu và thai nhi được an toàn cũng như lựa chọn được phương pháp sinh nở phù hợp.
2. Tránh lao động quá sức
Đến tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi về cơ bản đã phát triển trường thành. Lúc này, trọng lượng của thai nhi đã đè nặng lên cổ tử cung. Mẹ bầu lao động quá vất vả và đứng nhiều sẽ khiến cổ tử cung bị hở, dễ sinh non.
3. Nếu bị co thắt thì cần nghỉ ngơi
Trong tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu có những cơn co thắt là điều bình thường. Những cơn co thắt thường là cơn co giả. Khi bị co thắt, mẹ cần nghỉ ngơi nhiều hơn và giảm hoạt động.