Danh Mục
Rất nhiều mẹ thắc mắc về vấn đề NGỦ của con, không biết con mình ngủ có ít quá hay nhiều quá không? Rồi bạn nào có bé lớn một chút thì cũng rất áp lực stress với việc con mình chẳng chịu ngủ trưa. Vậy có thực sự cần thiết mỏi miệng ép con ngủ không?
Thời lượng ngủ của trẻ thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có độ tuổi. Đây là một số hướng dẫn chung:
*** 1 – 4 tuần tuổi: 15 – 16h mỗi ngày
Trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 15h- 16h/ngày, một giấc ngủ chỉ kéo dài từ 2- 4h . Trẻ sinh non có thể ngủ lâu hơn, trong khi bé bị đau bụng khóc dạ đề có giấc ngủ ngắn hơn. Vì trẻ sơ sinh chưa hình thành nhịp sinh học, nên giấc ngủ của chúng không liên quan đến chu kỳ ngày và đêm.
==> CÁC ÔNG CHỒNG nên HỖ TRỢ VỢ DẬY ĐÊM BẾ CON, PHA SỮA VÀO GIAI ĐOẠN NÀY, VÌ PHỤ NỮ SAU SINH DỄ RƠI VÀO tình trạng stress, có thể trầm cảm.
*** 1- 4 tháng tuổi: 14 – 15h mỗi ngày
Khi được 6 tuần tuổi, em bé bắt đầu định hình về giấc ngủ. Thời gian ngủ kéo dài 4 – 6h, và có xu hướng ngủ vào buổi tối nhiều hơn.
*** 4-12 tháng tuổi: 14 – 15h mỗi ngày
Thời lượng ngủ lý tưởng 15h, nhưng hầu hết trẻ sơ sinh – 11 tháng tuổi chỉ ngủ được khoảng 12h. Xây dựng thói quen ngủ lành mạnh là mục tiêu hàng đầu ở giai đoạn này.
Độ tuổi này, các bé thường có 3 giấc ngủ ngắn và vào khoảng 6 tháng tuổi (có thể sớm hơn) thì giảm xuống 2 giấc ngủ ngắn. Trẻ bắt đầu có thể ngủ xuyên đêm.
Giấc ngủ ngắn 1 thường bắt đầu lúc 9h sáng và kéo dài khoảng 1h.
Giấc ngủ ngắn 2 bắt đầu từ giữa từ khoảng trưa đến 2h chiều, kéo dài 1- 2h.
Giấc ngủ ngắn 3 có thể bắt đầu trong khoảng 3h- 5h chiều, và dài ngắn tuỳ bé.
*** 1-3 tuổi: 12 – 14h mỗi ngày
Trẻ từ 1 tuổi đến 18-21 tháng tuổi, trẻ có thể chỉ ngủ 1 giấc ngủ ngắn trong ngày, thường vào buổi trưa. Mặc dù trẻ mới biết đi cần ngủ tới 14h/ ngày, nhưng hầu hết các bé chỉ ngủ tầm 10h.
Trẻ em từ 21- 36 tháng tuổi vẫn cần một giấc ngủ ngắn mỗi ngày, có thể kéo dài từ 1- 3,5 tiếng. Trẻ thường bắt đầu đi ngủ từ 7h- 9h tối và thức dậy từ 6h- 8h sáng.
*** 3-6 tuổi: 10 – 12h mỗi ngày
Trẻ em ở độ tuổi này thường đi ngủ trong khoảng 7 – 9h tối và thức dậy vào khoảng 6 – 8h sáng. Ở mốc tuổi 3, hầu hết trẻ em vẫn ngủ trưa, trong khi ở tuổi 5, hầu hết là không. Những giấc ngủ ngắn dần trở nên ngắn hơn.
==>>> Bạn thứ 2 nhà anh chuẩn bị vào lớp 1. BẠN NÀO CÓ CON Ở ĐỘ NÀY SẼ BIẾT HÒ ĐI NGỦ TRƯA MỆT THẾ NÀO? Các bạn có thể khuyên trẻ đi ngủ, nhưng nếu em bé nhất định không muốn ngủ, thì có thể để con chơi trong một không gian riêng, dặn con giữ yên tĩnh cho người khác ngủ.
Nói như vậy không có nghĩa trẻ ngủ trưa là không tốt, ngủ được giấc ngắn rất tốt, nhưng chúng ta cần tôn trọng SỰ ĐẶC BIỆT của mỗi đứa trẻ. ĐỪNG VÌ CON HÀNG XÓM NGỦ NGON, CON MÌNH LÀM MỌI CÁCH KHÔNG NGỦ MÀ TO TIẾNG VỚI TRẺ.
Nhớ lại tuổi thơ của mình, buổi trưa anh thường trốn cha mẹ không ngủ trưa, đi phơi nắng chang chang, bắt chuồn chuồn, trèo cây, nghịch đủ thứ. Hãy thông cảm và tôn trọng lưạ chọn của con!
*** 7-12 tuổi: 10 – 11 h mỗi ngày
Ở những lứa tuổi này, với các hoạt động xã hội, trường học và gia đình, giờ đi ngủ dần trở nên muộn hơn, với hầu hết trẻ em 12 tuổi đi ngủ vào khoảng 9 giờ tối. Thực tế trẻ thường bắt đầu đi ngủ ngủ từ 7h30 đến 10h tối. Tổng thời gian ngủ từ 9 – 12h, đại đa số trẻ ngủ 9h.
*** 12-18 tuổi: 8 – 9h mỗi ngày
Nhu cầu về giấc ngủ vẫn rất quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc của thanh thiếu niên. Nhưng thực tế cuộc sống có nhiều hoạt động, vấn đề, việc lạm dụng các thiết bị thông minh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả thời lượng và chất lượng giấc ngủ.
Chúc cả nhà ngủ ngon!