Trẻ cần được bổ sung Sắt từ bao giờ và liệu lượng bổ sung như thế nào?

Trẻ đến độ tuổi nào thì cần bổ sung Sắt và bổ sung với liều lượng bao nhiêu là quan tâm của rất nhiều mẹ. Thời gian và liều lượng bổ sung sắt cho bé sẽ tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của từng trẻ. Cụ thể trong bài viết này, Trung tâm sức khoẻ Nhi khoa sẽ giải đáp cho các mẹ nhé.

I. Các đối tượng cần bổ sung Sắt và liều lượng cụ thể

1. Trẻ sinh non nhẹ cân thiếu tháng

Đây là đối tượng quan trọng cần bổ sung sắt dự phòng ngay sau sinh vì trường hợp bé sinh thiếu tháng

(trước 37 tuần), cơ thể sẽ không đủ sắt dự trữ cho quá trình phát triển nhanh chóng sau sinh.

Đối tượng này bổ sung với liều 2mg sắt nguyên tố/kg/ngày từ tháng đầu tiên tới khi tròn 1 tuổi (theo khuyến nghị từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ). Và nhớ bổ sung sau ăn 1 – 1,5 giờ để tăng khả năng hấp thu.

2. Trẻ sinh đủ tháng đủ ngày

Những bé sinh đủ tháng đủ ngày thì lượng Sắt dự trữ sẽ đáp ứng được trong 3 thang đầu, từ tháng thứ 4 trở đi sắt dự trữ dần cạn kiệt,  không đủ cho nhu cầu phát triển của bé. Đồng thời, vì con vẫn chưa bắt đầu ăn dặm nên lượng sắt mà bé nhận được chỉ đến từ sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng sắt từ sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 0.35mg sắt cho mỗi lít sữa. Do đó, theo khuyến nghị của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, mẹ nên cung cấp bổ sung sắt cho bé với liều dự phòng là 1mg sắt cho mỗi kilogram cân nặng hàng ngày. Tức ví dụ con 6 kg thì hàng ngày bổ sung cho bé 6mg Sắt.Bổ sung liên tục đến khi trẻ 1 tuổi.

3. Trẻ suy dinh dưỡng còi xương

Trẻ suy dinh dưỡng còi xương là những đối tượng tăng trưởng không đúng chuẩn. Mẹ nhận biết bé bị thiếu sắt thông qua các triệu chứng như: da xanh, niêm mạc nhợt, biếng ăn, chậm lớn, hay ốm vặt… Cần cho bé đi làm xét nghiệm để xác định mức độ thiếu sắt của bé.

Nếu bé có thiếu máu thiếu sắt thì khi đó bổ sung cho bé theo liều điều trị.

Với những đối tượng này, sau khi đã bổ sung theo liều điều trị nhưng kiểm tra lại thấy không có sự thay đổi thì có thể do những nguyên nhân như: Sắt dùng không đủ liều, thứ hai là chất lượng sản phẩm không tốt, không đủ hấp thu. Vì không phải loại nào cũng như nhau có loại sắt hấp thụ tốt, có loại sắt hấp thụ không tốt.

II. Vì sao cần bổ sung Sắt đúng thời gian và liều lượng

Việc bổ sung sắt cho trẻ đúng thời điểm là vô cùng quan trọng vì nếu không, cơ thể trẻ sẽ không nhận đủ lượng sắt cần thiết. Khi đó, trẻ vẫn có nguy cơ mắc phải tình trạng thiếu sắt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của bé.

Tuy nhiên, việc duy trì việc bổ sung sắt cho bé trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng dư thừa sắt, dẫn đến việc tích tụ sắt trong cơ thể. Sự dư thừa sắt này có thể gây lắng đọng, làm tổn thương các mạch máu và hệ thống các cơ quan trong cơ thể. Một số tác động có thể xảy ra khi trẻ bị dư thừa sắt bao gồm:

  • Gây tổn thương tế bào gan, tăng nguy cơ suy gan và bệnh ung thư gan.
  • Gây rối loạn nhịp tim và suy tim.
  • Gây đau nhức xương khớp, viêm khớp và tổn thương mô khớp.
  • Gây tổn thương thần kinh, gây ra tình trạng lo lắng, bồn chồn và dễ kích thích.
  • Gây rối loạn kinh nguyệt ở trẻ nữ.

Vì vậy, quản lý đúng liều lượng và thời gian bổ sung sắt cho bé là cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe tốt nhất cho trẻ.

III. Bổ sung Sắt cho bé đúng cách như thế nào?

1. Bổ sung Sắt cho bé qua sữa mẹ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bé nên được tiếp tục bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu sau sinh. Lượng sắt trong sữa mẹ là khoảng 0.35mg/lit, đáp ứng đủ nhu cầu sắt của bé trong 3 – 4 tháng đầu tiên. Ngoài sắt, sữa mẹ còn cung cấp các dưỡng chất, vi chất và kháng thể tự nhiên quý báu cho bé.

Do đó, bé nên được tiếp xúc với sữa mẹ ngay trong những giờ đầu sau khi ra đời. Sữa non trong 72 giờ đầu sau sinh chứa nhiều sắt, với lượng sắt lên đến 0.8mg/lit, và cung cấp vitamin A gấp đôi so với sữa sau này, cùng với kháng thể cao. Việc cho bé tiếp xúc sớm với sữa mẹ cũng kích thích tăng sản xuất sữa, giúp mẹ hạn chế tình trạng thiếu sữa hoặc không có sữa.

Trong thời gian này, mẹ cần bổ sung thêm các thực phẩm bổ dưỡng để đảm bảo sữa mẹ luôn đủ lượng và chất lượng. Một số thực phẩm giàu sắt và giúp tăng cường sữa mẹ như mè đen, yến mạch, bồ công anh, thịt bò…

2. Xây dựng thực đơn cho bé đầy đủ Sắt

Khi bé bắt đầu ăn dặm vào tháng thứ 6, bé sẽ cung cấp sắt chủ yếu từ thực phẩm. Vì vậy, bạn cần xây dựng thực đơn đa dạng, bao gồm nhiều thực phẩm giàu sắt, để đảm bảo cung cấp đủ vi chất cho bé.Thực đơn ăn dặm của bé cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt lợn nạc, gan gà, mè đen, rau màu xanh đậm, củ quả màu đỏ…

Việc lựa chọn và thay đổi thực đơn đều quan trọng để đảm bảo cung cấp đủ sắt và tạo sự thú vị cho bé. Hãy khuyến khích bé ăn thịt cá, vì sắt từ nguồn động vật dễ hấp thu hơn sắt từ nguồn thực vật. Để tăng khả năng hấp thu sắt từ thực vật, hãy bổ sung thêm các loại trái cây giàu vitamin C như bưởi, cam, quýt, ổi…

3. Lựa chọn sản phẩm bổ sung Sắt cho bé

3.1 Khi chọn sản phẩm bổ sung sắt cho bé, bạn cần xem xét những tiêu chí sau:

  • Thành phần: Sắt hữu cơ, sắt amin thế hệ mới, có khả năng hấp thu cao, nhanh chóng, không tanh và không gây táo bón cho trẻ.
  • Liều dùng: lựa chọn sản phẩm có hướng dẫn liều dùng dựa theo nhu cầu sinh lý của từng độ tuổi để đảm bảo bổ sung đúng lượng sắt cần thiết cho bé.
  • Dạng bào chế: Sắt nước thường phù hợp với khả năng nuốt của bé. Đồng thời, sắt dạng nước cũng được hấp thu tốt hơn so với dạng viên. Các sản phẩm sắt nước có dạng nhỏ giọt thường được ưu tiên vì dễ sử dụng và giúp tránh tình trạng bé uống sắt dẫn đến việc bám đen răng.
  • Hương vị: Hương vị tanh của sắt truyền thống thường khiến bé khó chấp nhận và có thể gây nôn mửa. Vì vậy, lựa chọn những sản phẩm sắt đã được làm dịu vị tanh để giúp bé thoải mái hơn khi uống. Ví dụ các sản phẩm có mùi hoa quả như hương dâu sẽ thích hợp với trẻ.
  • Xuất xứ: Ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đã được cấp phép bởi Bộ Y tế, nhập khẩu châu Âu.

3.2 Thời điểm bổ sung Sắt đúng chuẩn

Để tăng khả năng hấp thu sắt của bé, bạn nên cho bé uống vào buổi sáng, trước khi bé ăn 1 giờ hoặc sau khi bé ăn 2 giờ.

Tránh cho bé uống sắt cùng lúc với các loại thuốc có tác động tương tác như canxi hoặc kháng sinh. Nếu bé đang sử dụng những loại thuốc này, hãy cho bé uống sắt trước khi ăn 1 giờ và các thuốc còn lại uống sau khi ăn sáng hoặc vào buổi trưa (khoảng cách ít nhất 2 tiếng giữa việc uống sắt và các thuốc khác).

Lưu ý không nên pha sắt cùng với sữa, vì sữa có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt trong ruột. Hãy để cách nhau ít nhất 30 phút giữa việc uống sắt và uống sữa.

4. Hướng dẫn lựa chọn Sắt tốt cho bé

Khi lựa chọn Sắt để bổ sung cho trẻ, bố mẹ cần chú ý đến những điểm sau đây theo khuyến nghị của các chuyên gia:

  • Sản phẩm sắt cần dễ dàng uống, ít mùi sắt hay lợm, ngọt gắt để tránh tình trạng buồn nôn hoặc nôn sau uống.
  • Nên chọn sản phẩm có tỷ lệ hấp thụ cao, đặc biệt nên chọn loại sắt amin thế hệ mới nguyên liệu nhập Mỹ để tối ưu hóa quá trình hấp thụ.
  • Không nên chọn sản phẩm có hàm lượng quá cao vì dư thừa có thể dẫn đến tình trạng táo bón hoặc ngộ độc.
  • Chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín được đánh giá cao bởi người dùng và chuyên gia. Nếu sản phẩm nhập khẩu, cần đảm bảo có công ty phân phối chính hãng và được cấp phép bởi cơ quan chức năng.
  • Lựa chọn dạng bào chế phù hợp với độ tuổi của trẻ. Với trẻ nhỏ tốt nhất nên dùng dạng nước nhỏ giọt.

Bổ sung sắt loại nào tốt cho trẻ, bố mẹ có thể lựa chọn loại sắt Bearikid là Sắt amin thế hệ mới nguyên liệu nhập Mỹ, hương dâu và đường trái cây tự nhiên rất dễ uống. Thành phần là muối sắt II, rất dễ hấp thụ. Các bài nghiên cứu đã chỉ ra muối sắt II hữu cơ có khả năng hấp thu tới hơn 90% so với các sắt hữu cơ thông thường. Vì muối sắt II không phải mất quá trình chuyển hóa từ sắt III thành sắt II.

So với các loại sắt hữu cơ khác, sắt Bearikid – Sắt amin thế hệ mới nguyên liệu nhập Mỹ có hương dâu và đường trái cây tự nhiên, giảm tối đa mùi tanh, lợm, rất dễ uống. Sắt hạn chế nóng trong, táo bón như các loại sắt khác.

Bố mẹ có thể tham khảo dòng sắt Bearikid – Sắt amin thế hệ mới nguyên liệu nhập Mỹ – vị ngọt hương dâu tự nhiên dễ uống, tỷ lệ hấp thu cao, cải thiện rõ rệt tình trạng thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ tại đây

 Xem thêm: Vì sao nên chọn sắt amin thế hệ mới nguyên liệu nhập Mỹ cho trẻ?

————————————

TRUNG TÂM SỨC KHỎE NHI KHOA CENICA

Fanpage: https://www.facebook.com/ttsknkcenica.offical/

Youtube: https://www.youtube.com/@TruongminhdatCenica