Trẻ bị xước móng tay là thiếu chất gì? Xử lý xước móng tay ở trẻ thế nào?

Trẻ bị xước móng tay (hay xước móng rô) tuy chỉ là những mảnh da xơ ở ngón tay nhưng đây là tín hiệu báo động con đang bị thiếu chất. Những mảnh da bong tróc tưởng chừng vô hại này cũng chính là cánh cửa để cho các loại vi khuẩn xâm hại trẻ.

Trẻ bị xước móng tay
Trẻ bị xước móng tay

Trẻ nào hay bị xước móng tay?

Trẻ bị xước măng rô có thể ở bất kỳ độ tuổi nào, từ sơ sinh cho đến trẻ mầm non và cả trẻ vị thành niên. Mỗi ngày, khi chăm sóc bàn tay bé, mẹ nên để ý kiểm tra xem có xuất hiện những vùng da bong tróc ngay ở phần da tiếp xúc với móng tay hay không. Những mảng da bong tróc này sẽ bị xước thành sợi, chính là xước móng tay hay còn gọi là xước măng rô. 

Xước móng tay ở trẻ có nguy hiểm không?

Trẻ em bị tróc da đầu ngón tay là căn bệnh thường gặp nhất hiện nay. Bệnh nhẹ thường không gây đau đớn ở trẻ nhỏ, tuy nhiên khi bệnh phát triển trên diện rộng sẽ gây ra tình trạng đau nhức, khiến trẻ thường xuyên quấy khóc. Khi bị bong tróc đầu ngón tay, làn da của trẻ sẽ bị khô, sần sùi, thậm chí là chảy máu. Thông thường, bị tróc da đầu ngón tay sẽ rất dễ điều trị. Nhưng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng gây nguy hiểm cho con trẻ. Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị xước móng tay thường là do thiếu chất.

Trẻ bị xước móng tay thiếu chất gì?

Theo bác sĩ Phạm Thị Hồng Nhung (bệnh viện Quốc gia Hà Nội), nguyên nhân xước măng rô ở trẻ em là tình trạng thiếu vitamin C và acid folic. 

  • Vitamin C là dưỡng chất cần thiết giúp tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch cho trẻ. Nếu trẻ bị thiếu vitamin C có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, gây ra hiện tượng da bị khô ráp, bong tróc. Ngoài ra, khi thiếu vitamin C, trẻ cũng giảm sức đề kháng và hay bị mắc bệnh vặt. 
  • Acid folic giúp cơ thể  sản xuất và duy trì các tế bào mới đồng thời giúp ngăn ngừa thay đổi dẫn đến ung thư

Cách xử lý khi trẻ bị xước móng tay

  • Mẹ rửa tay bé thật sạch rồi ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút. Khi những phần da xước móng rô đã được làm mềm bởi nước, dùng bấm móng tay để cắt chúng ra khỏi tay bé.
  • Rửa tay bé thường xuyên, rửa tay đúng cách với xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi đồ chơi.
  • Bạn nên cắt và dũa móng tay cho bé gọn gàng để tránh việc móng tay dài hoặc xước có thể làm xước da bé khi bé đưa tay lên mặt

Bổ sung vitamin C và acid folic cho trẻ 

  • Ăn các loại trái cây họ cam, chanh: Chanh, bưởi, quýt, cam đều là những loại quả giàu vitamin C với vị mọng nước, dễ ăn. Mẹ có thể cho con thưởng thức các loại quả này hàng ngày để bé không bị thiếu hụt vitamin C.
  • Cho con ăn nhiều rau quả: Không chỉ cam chanh chứa vitamin C, mẹ có thể cho con ăn ớt chuông, đu đủ, dâu tây và các loại rau. Vừa bổ sung vitamin, acid folic, bé vừa được cung cấp chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
  • Đặc biệt bổ sung các loại rau lá xanh đậm: Cải bó xôi là một lựa chọn lý tưởng để bổ sung acid folic. Bông cải xanh cũng là một trong những loại rau giàu acid folic nhất.
  • Cho bé ăn thịt, trứng: Đây là những nguồn folate tự nhiên hoàn hảo cho bé. Đồng thời, trứng cũng chứa vitamin E cần thiết cho sự phục hồi của làn da.
  • Uống bổ sung vitamin tổng hợp. Bổ sung vitamin tổng hợp không chỉ giúp trẻ có đầy đủ vi chất, ngoài ra giúp trẻ tăng đề kháng chống lại mầm bệnh.

 

 Một số dấu hiệu trên móng tay trẻ mẹ không thể bỏ qua

Móng tay, móng chân tuy nhỏ bé nhưng lại là một trong những bộ phận rắn chắc nhất của cơ thể (cùng với răng, xương), giúp bảo vệ ngón tay của bé. Mẹ cần chăm chút, quan tâm đến móng tay bé. Ngoài trẻ bị xước móng tay, các dấu hiệu dưới đây cho biết trẻ đang thiếu vi chất nào đó.

Trong các trường hợp này, mẹ đều có thể bổ sung vitamin tổng hợp cho trẻ.

  • Các đốm trắng xuất hiện rải rác trên móng tay: Bé bị thiếu kẽm. Mẹ có thể cho bé ăn thêm tảo biển, rau ngót, cải bắp và các loại sò biển để bổ sung thêm kẽm cho bé.
  • Móng tay bé có các vệt trắng ngang: Bé thiếu Protein. Mẹ nên bổ sung thêm thịt, cá, đậu tương để tăng cường protein cho bé.
  • Móng tay bé rất dễ gãy: Bé đang bị thiếu vitamin A và Canxi. Nói chung, móng tay mỏng, dễ gãy là biểu hiện của thiếu các loại vitamin, vì vậy, mẹ nên xem lại chế độ dinh dưỡng cho bé xem đã phù hợp chưa.
  • Một số trường hợp bệnh lý khác: Bệnh tim mạch làm móng tay bé nở ra, đầu ngón tay thành hình dùi trống. Bệnh thiếu máu, suy dinh dưỡng làm móng tay mỏng đi, màu nhợt nhạt, mọc chậm. Bệnh gan khiến móng tay chuyển sang màu vàng. Trong khi đó, móng tay màu tím lại cho thấy bé đang mắc các bệnh về tim do tuần hoàn máu ở móng kém, gây ứ huyết, thiếu ôxy và chuyển sang màu tím. 

Móng tay, móng chân hồng hào chứng tỏ sức khỏe của bé đang tốt.  Mẹ hãy chú ý chăm chút để tránh trẻ bị xước móng tay cũng như tránh bị vấn đề nào đó về sức khỏe.

Nguồn tham khảo: Bác sĩ Nguyễn Nghiêm (Báo Dân Trí)

Xem thêm:

Làm thế nào để tăng cường sức đề kháng cho bé khi đi nhà trẻ?