Viêm lưỡi bản đồ là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dù không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng khiến trẻ khó chịu, sưng đau nên quấy khóc, khó ăn.
Vậy làm sao để trẻ nhanh khỏi?
Danh Mục
1/ Dấu hiệu nhận biết
Bệnh được chẩn đoán chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng, có thể quan sát được ngay trên lưỡi của trẻ:
– Có các tổn thương màu đỏ, nhẵn, có thể thay đổi hình dạng và di chuyển được. Đây là cách để phân biệt viêm lưỡi bản đồ và các bệnh nấm lưỡi thông thường.
– Có các mảng màu trắng xám trên lưỡi.
– Có biểu hiện nứt lưỡi: Xuất hiện rãnh sâu ở lưỡi.
2/ Hướng dẫn điều trị viêm lưỡi bản đồ tại nhà
Vệ sinh lưỡi thường xuyên cho trẻ bằng gạc răng miệng.
Vệ sinh lưỡi thường xuyên giúp làm sạch mảng bám, loại bỏ môi trường phát triển của vi khuẩn, vi nấm tránh tình trạng bội nhiễm. Ngoài ra, vệ sinh lưỡi thường xuyên cũng giúp tránh tái phát viêm lưỡi bản đồ.
Cách vệ sinh lưỡi:
– Mẹ rửa sạch tay, đeo gạc rơ lưỡi cho trẻ.
– Rơ lưỡi nhẹ nhàng, không chà xát mạnh khoảng 1 – 2 phút.
– Vệ sinh 2- 3 lần/ ngày.
Chỉ cho trẻ ăn uống sau khi rơ lưỡi khoảng 30 phút.
Lưu ý: Mẹ nên chọn gạc mềm có tẩm dịch kháng khuẩn, chống nấm để bé dễ hợp tác cũng như vệ sinh lưỡi sạch hơn. Mẹ có thể rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc nystatin.
Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn quá cứng, thức ăn chua, cay nóng
Mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm như cháo, sinh tố, sữa… giúp trẻ dễ dàng nhai nuốt, không gây tổn thương niêm mạc lưỡi khi bị viêm. Đặc biệt, cần tránh thức ăn chua, cay, nóng, mặn làm xót, đau, kích ứng lưỡi của bé. Trẻ đang ti mẹ, mẹ cũng nên hạn chế các món cay nóng.
Bổ sung vitamin C và vitamin B.
Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin hàng ngày, đặc biệt là vitamin C và các vitamin nhóm B. Những loại vitamin này giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút, nấm…)
– Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, quýt, đu đủ, bông cải xanh, dâu tây, kiwi…
– Thực phẩm giàu vitamin nhóm B: Chuối, bơ, cà chua, yến mạch, rau họ đậu, bí đỏ, rau dền, khoai lang…
Vì trẻ thường kén ăn, khi bị viêm càng thấy khó chịu khi ăn uống nên khuyến khích mẹ nên dùng vitamin tổng hợp cho con.
Bổ sung kẽm cho trẻ
Kẽm có tác dụng thúc đẩy quá trình tăng sinh tế bào, tái tạo niêm mạc lưỡi hiệu quả đồng thời kích thích tăng cường miễn dịch. Do đó, nếu con bị viêm lưỡi, mẹ nên bsung cho con 1 đợt kẽm nhé. Đồng thời, kẽm cũng giúp con ăn uống ngon miệng hơn sau đợt ốm bệnh.
Dùng Daktarin – thuốc kháng nấm
Bôi vào lưỡi, vào lợi, vào khoang má cho con ngày 3 lần. Chú ý nên bôi khi con ngủ để tránh con nuốt nhé.
Đi khám và dùng kháng sinh
Trường hợp nặng, những vết nứt trên lưỡi sâu thì có thể có hiện tượng nhiễm khuẩn. Mẹ nên cho bé đi khám và đc hdan dùng một số loại kháng sinh cho con như: Nystatin, Penicillin, Cephalexin… để bé nhanh khỏi, hạn chế viêm nhiễm nặng.
Lưu ý: Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ vì có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho bé. Mẹ cần tham khảo tư vấn của dược sĩ/bác sĩ và sử dụng liều lượng phù hợp cho con.
Xem thêm:
Hướng dẫn dùng nước muối sinh lý đúng cách, an toàn cho trẻ
Trẻ đau mắt đỏ ăn gì nhanh khỏi
Về bản chất, viêm lưỡi bản đồ là bệnh lành tính. Thông thường, bệnh tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.
Tuy nhiên, bệnh dễ tái phát nhiều lần và mang lại nhiều khó chịu cho trẻ đặc biệt là tình trạng biếng ăn nên mẹ cần hiểu biết về bệnh để phòng tránh cho trẻ.