Trẻ bị cúm A phải làm sao? Cúm A có nguy hiểm không

Thời tiết giao mùa là thời điểm các dịch cúm thường bùng phát đặc biệt là cúm A. Với nhiều biểu hiện dễ nhẫm lần như hắt hơi sổ mũi, nghẹt mũi làm các mẹ nhầm tưởng cúm A với cảm cúm, cảm lạnh thông thường dẫn đến điều trị không đúng cách. Trẻ bị cúm A phải làm sao? Cúm A có nguy hiểm không? Mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách xử lý cho trẻ.

Trẻ bị cúm A phải làm sao?
Trẻ bị cúm A phải làm sao?

Cúm A là bệnh gì?

Bệnh cúm là bệnh do virus cúm chứ không phải bệnh “cảm cúm” dân gian thông thường. Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A chủng H1N1, H5N1 và H7N9 gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng.

Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.

Biểu hiện của cúm A mẹ cần biết

Với những biểu hiện ban đầu hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi mẹ thường nhầm tưởng trẻ mắc cảm lạnh. Với cúm A, các triệu chứng ở mức độ nhẹ sau đó nặng. Ở trẻ em, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virut cúm (thời gian ủ bệnh), các triệu chứng có thể là:

  • Sốt trên 38 độ C, rét run, đau họng, ho, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ớn lạnh, cơ thể đau nhức cơ – khớp, mệt mỏi.
  • Một số trẻ còn có triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
  • Nặng hơn sẽ dẫn đến tình trạng khó thở, viêm phổi.

Cúm A có nguy hiểm không?

Mặc dù phần lớn trẻ em khỏe mạnh có thể tự khỏi bệnh cúm, hồi phục nhanh sau 5-7 ngày. Tuy nhiên khi trẻ mắc cúm, hệ thống miễn dịch bị giảm, nếu cha mẹ không biết cách phòng tránh và chăm sóc, dễ dẫn đến các biến chứng. Nếu nhiễm cúm A/H1N1 biến chứng dẫn đến viêm đường hô hấp trên, còn nhiễm cúm A/H5N1 thì dễ biến chứng gây viêm phổi nặng.

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm là hội chứng Reye (gây sưng tấy trong gan và não). Mặc dù hội chứng này ít gặp nhưng biến chứng rất trầm trọng và tỷ lệ tử vong cao. Hội chứng Reye thường gặp nhất ở trẻ từ 2 đến 16 tuổi, vài ngày sau khi bị cúm. Khi các triệu chứng của cúm có vẻ như đang bớt dần, trẻ đột nhiên buồn nôn và nôn mửa. Sau đó khoảng 1-2 ngày, trẻ chuyển mê sảng, co giật rồi đi dần vào hôn mê và có thể tử vong.

Trẻ bị cúm A phải làm sao?

Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của bệnh cúm A, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám nhi ở các cơ sở y tế uy tín để phát hiện bệnh sớm, tiếp nhận sự điều trị kịp thời từ phía các bác sĩ chuyên khoa.

Xét nghiệm máu không phải là biện pháp chẩn đoán bệnh chính xác. Nếu trẻ có kết quả dương tính với cúm A thì có thể đã bị mắc trước đó và hết rồi, còn lần này sốt là do vi rút khác. Muốn xác định đúng là bệnh do cúm phải làm xét nghiệm các bệnh phẩm là dịch ngoáy họng, mũi họng, dịch tiết hay rửa mũi họng. Xét nghiệm này ở phòng xét nghiệm thông thường khó có thể làm được.

Tamiflu có phải thần dược trị cúm A?

Gần đây, số lượng bệnh nhân mắc cúm A có xu hướng tăng, đặc biệt là người già và trẻ em. Nhiều người mách nhau tìm mua thuốc Tamiflu, thậm chí dự trữ trong nhà để dùng khi cần. 

Tamiflu có tác dụng gì mà được săn đón như vậy?

Ông Trương Hoàng Hưng, bác sĩ Nhi khoa và giảng dạy lâm sàng tại Texas Tech University (TTU), Texas, Mỹ, cho biết Tamiflu là thuốc kháng virus nhưng không giống với hầu hết kháng sinh, nó không có khả năng tiêu diệt virus cúm. Tamiflu là thuốc ức chế men neurominidase của virus cúm. Virus cúm sau khi xâm nhập vào cơ thể, đi vào tế bào và nhân đôi. Sau đó, men này sẽ giúp virus cúm tách ra, rời khỏi tế bào chủ và đi tìm tế bào mới. Bác sĩ Hưng khẳng định Tamiflu chỉ giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn, hết triệu chứng sớm hơn không uống khoảng 17 giờ.

Đối tượng có thể sử dụng Tamiflu

Một số bệnh nhân có cơ địa đặc biệt có thể gây biến chứng viêm phổi và đe dọa tính mạng như phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch, phổi mạn tính mới dùng thuốc

Tác dụng phụ khi dùng Tamiflu

Lạm dụng Tamiflu có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc sau này. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc là nôn ói, tiêu chảy, đau đầu, hại thận (ở người có bệnh thận).

Làm thế nào để chăm sóc trẻ bị cúm A tốt nhất?

Điều trị cúm A theo phác đồ của bác sĩ là an toàn, hiệu quả nhất. Bên cạnh đó để trẻ mau khỏi mẹ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc sau:

  • Áp dụng các biện pháp cách ly để phòng tránh lây nhiễm cho người khác, hạn chế ra khỏi phòng bệnh, khi ra khỏi phòng cần đeo khẩu trang cho trẻ.
  • Hạn chế người vào thăm hỏi, tiếp xúc với trẻ nếu không thực sự cần thiết. Người chăm sóc trẻ cần đeo khẩu trang ngoại khoa.
  • Phối hợp dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho (nếu có) và/hoặc thuốc kháng sinh cho trẻ theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Vệ sinh mắt, mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
  • Theo dõi thân nhiệt, nhịp thở, tình trạng tăng tiết, sự tím da, môi và đầu ngón tay.
  • Nuôi dưỡng: Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như: cháo, bột, sữa và uống nhiều nước nhất là nước hoa quả có nhiều vitamin C.
  • Vệ sinh khay ăn, thau chậu, bô, và các vật dụng của trẻ bằng xà phòng.
  • Giữ ấm cho trẻ, nhất là khi trời lạnh.
  • Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ: Thay quần áo và tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng tắm khi trẻ không sốt.

Tiêm vắc xin cúm mùa – đây là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất

Để trẻ có khả năng kháng lại virus cúm A thì cách tốt nhất là nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế tiêm phòng cúm A cho trẻ để được bác sĩ tư vấn kỹ càng. Trẻ khi được tiêm phòng sẽ có khả năng kháng bệnh rất tốt, bảo vệ sức khỏe bé luôn an toàn trước các tác nhân gây bệnh.Trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi là đối tượng cần chủ động được tiêm phòng. Bên cạnh đó bảo đảm vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch; vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối; giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng là những việc cần làm để bảo vệ cơ thể.

Thời điểm này đang là cao điểm của bệnh cúm mùa. Hiện độ ẩm trong không khí tăng cao là điều kiện thuận lợi để vi rút cúm lây lan. Những thông tin trên hi vọng đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về cúm A để phòng ngừa cho trẻ tốt nhất.

Xem thêm: Cách tăng sức đề kháng cho trẻ nhanh nhất chỉ bằng 7 bước đơn giản

Xuất hiện vitamin “3 cấp độ” từ Anh Quốc cho trẻ biếng ăn – đề kháng kém, mẹ đã biết?