Kẽm là vi chất quan trọng không thể thiếu với sự phát triển của trẻ nhỏ. Thiếu kẽm trẻ không chỉ chậm phát triển về thể chất như kém hấp thu, còi cọc, chậm lớn mà còn ảnh hưởng đến trí não và chức năng sinh dục.
Trong chế độ dinh dưỡng của trẻ, mẹ cần lưu ý thường xuyên thêm vào các thực phẩm giàu kẽm để bổ sung cho con.
Danh Mục
Dấu hiệu cảnh báo trẻ bị thiếu kẽm
Theo Bộ Y Tế thì cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi thì 6 trẻ thiếu kẽm. Các biểu hiện của thiếu kẽm rất thầm lặng, khó chẩn đoán và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Trẻ thiếu kẽm thường có các dấu hiệu như sau:
– Trẻ thường biếng ăn, rối loạn giấc ngủ: ngủ không ngon giấc, khóc đêm.
– Trẻ đề kháng kém, hay cảm lạnh, hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hoá.
– Chậm phát triển chiều cao.
– Tóc bị rụng, khô, cứng, xơ xác.
– Trên móng tay có các vệt trắng, móng tay giòn dễ gãy,…
– Nếu thiếu kẽm sẽ dẫn tới các rối loạn thần kinh, gây bệnh tâm thần phân liệt, không kiềm chế được cảm xúc.

Nhu cầu kẽm của trẻ
Bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp làm giảm 18% tỷ lệ tiêu chảy, 41% tỷ lệ viêm phổi, giảm tỷ lệ tử vong trên 50%.
Để đảm bảo con tăng trưởng tốt, mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng của trẻ đáp ứng đủ nhu cầu kẽm như sau:
+Trẻ em dưới 6 tháng cần 2 mg kẽm mỗi ngày.
+ Trẻ từ 5 tháng – 12 tháng tuổi là 3 mg/ngày
+Ở trẻ từ 1 tuổi – 3 tuổi cần khoảng 3 mg/ngày, 5-8 tuổi cần 5mg/ngày để phát triển chiều cao và thể chất tối ưu nhất.
+ Với những bé có dấu hiệu biếng ăn, tiêu chảy, được chỉ định bổ sung kẽm,… cần sử dụng liều cao hơn là liều điều trị thì mẹ cần tham khảo ý kiến của chuyên gia.
Các loại thực phẩm giàu kẽm
Cách bổ sung kẽm tốt nhất theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo là qua các thực phẩm hàng ngày. Các loại thực phẩm giàu kẽm mẹ nên thêm vào chế độ ăn của trẻ có thể kể đến như:
- Hải sản có vỏ: Hến, cua, tôm, trai, nghêu;
- Các loại thịt đỏ: Thịt bò, thịt heo, thịt cừu;
- Gia cầm: Thịt gà, thịt vịt;
- Cá: Cá mòi, cá bơn, cá hồi;
- Các loại đậu: Đậu xanh, đậu đen, đậu gà;
- Các loại hạt và hạt: Hạt bí ngô, hạt điều, hạt gai dầu;
- Các sản phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua và phô mai, trứng;
- Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, gạo lứt;
- Một số loại rau: Nấm, đậu Hà Lan, cải xoăn, bông cải xanh và măng tây.

Những lưu ý khi sử dụng thực phẩm giàu kẽm cho trẻ ăn dặm
Việc sử dụng thực phẩm bổ sung kẽm cho trẻ ăn dặm cần lưu ý một vài điều sau:
- Bên cạnh thực phẩm giàu kẽm, trẻ dưới 1 tuổi mẹ vẫn nên duy trì sữa bột và sữa mẹ cho bé
- Lựa chọn các món ăn giàu kẽm và chất xơ để hệ tiêu hóa của bé dễ thích ứng
- Nên cho bé tập ăn dặm trái cây và rau củ cùng lúc
- Thức ăn giàu kẽm của bé nên được nấu chín và cắt nhỏ phù hợp với độ tuổi
- Ngoài thực phẩm giàu kẽm, mẹ cũng nên tăng cường cho bé sử dụng vitamin C để hấp thu tốt
- Đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến bởi giai đoạn tập ăn dặm bé rất dễ kích ứng
- Nếu việc sử dụng thực phẩm giàu kẽm không mang lại hiệu quả mẹ nên cho bé uống kẽm bổ sung.
Xem thêm:
Con lâu lành vết thương – 90% do thiếu kẽm