Thời điểm giao mùa hè thu là lúc trẻ rất dễ mắc bệnh. Bởi sự thay đổi thời tiết đột ngột sẽ khiến trẻ dễ dàng bị các bệnh hô hấp như ho hoặc cảm cúm. Vậy phải làm sao để tìm ra cách phòng và xử lý khi trẻ bị bệnh hô hấp? Hãy để Trung tâm Sức khỏe Nhi khoa mách mẹ những mẹo rất đơn giản và hữu ích sau đây.
Danh Mục
Cách phòng bệnh hô hấp khi giao mùa?
Sau đây là 6 cách phòng và xử lý khi trẻ bị bệnh hô hấp khi giao mùa rất đơn giản và dễ thực hiện:
1. Vệ sinh tay chân sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn. Vệ sinh toàn bộ đồ chơi, phòng ốc, luộc lại khăn mặt, bàn chải đánh răng, ca cốc, đồ dùng cá nhân như bát đũa…
2. Sử dụng tinh dầu bạc hà để xông hơi trong phòng ngủ nhằm diệt khuẩn trong không khí.
3. Quần áo: Áo cotton dài tay, kín cổ (không được hở huyệt thiên đột ở cổ), quần dài. Khi ra ngoài trời nên đội mũ, bịt khẩu trang, tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Hạn chế đi đêm tối.
4. Tắm: Tắm vào trưa, hoặc trước 5h chiều, gội đầu trước lau khô rồi mới tắm, nên tắm trong phòng có đèn sưởi, kín gió. Tắm xong quàng khăn tắm kín ra ngoài, vào phòng ấm, rồi mặc quần áo, mặc đến đâu thì hở khăn tắm đến đó chứ không cởi hết ngay ra.
5. Ăn: Không ăn đồ quá lạnh (nếu bình thường bé không quen). Trẻ dưới 6 tháng vẫn bú mẹ, mẹ ăn uống đầy đủ không kiêng khem. Trẻ trên 6 tháng, có thể ăn cháo hạt kê, chè hạt kê (có tác dụng ấm phổi bổ phế), ăn 1-2 bữa cháo với tía tô; hoặc 1 bữa trong ngày có thêm chút gừng chú ý lượng k sẽ khiến bé nóng rôm xảy.
– Ăn nhiều siêu thực phẩm giàu chất chống oxi hoá (Siêu thực phẩm là những thực phẩm đặc biệt với hàm lượng cao các vitamin, khoáng chất và các hoạt chất sinh học từ thực vật. Siêu thực phẩm có đặc tính mà không thể xếp chung vào các thực phẩm thông thường, do hàm lượng dinh dưỡng được tập trung nhiều hơn). Ví dụ: Súp lơ xanh/ trắng, cà rốt, cà chua, hành tây, hạt họ đậu, bí ngô, nghệ…
– Các hoa quả giàu chất chống oxi hoá: Cam, chanh, bửơi, kiwi, dâu tây, nho, nc ép cà rốt … (Chất chống oxy hoá là bất kỳ chất nào ức chế quá trình oxy hóa, hoặc loại bỏ các chất oxy hoá gây hại tiềm tàng cho cơ thể. Các chất chống oxy hoá bao gồm hàng chục các chất có trong thực phẩm chẳng hạn như carotenoid, beta carotene, lycopene và vitamin C.)
6. Uống: uống nhiều nước, duy trì đủ lượng nước để nước tiểu trong.
(Xem thêm: Cách tăng sức đề kháng cho trẻ chỉ từ 30 ngày
Khi trẻ chớm sổ mũi, ho thì mẹ nên làm gì?
Nếu như trẻ chớm sổ mũi, có 2 cách phòng và xử lý khi trẻ bị bệnh sổ mũi:
1. Mũi
– Trẻ dưới 6 tháng chỉ dùng nước muối sinh lý để vệ sinh.
– Trẻ từ 6 tháng trở lên: Dùng nước muối sinh lý, hoặc nước muối biển (có thêm tinh dầu bạc hà).
Có thể pha loãng tỏi giã với nước muối sinh lý, dùng tăm bông để vệ sinh mũi cho bé, bằng cách ngoáy. Nhưng lưu ý phải làm trên mũi mẹ trước để tránh bỏng niêm mạc mũi bé, chỉ khi người lớn không cay rát mới dùng cho bé. Ngoáy thật sạch, không ngoáy quá sâu, không dùng để tra, rửa thì vẫn dùng nước muối sinh lý. Chỉ dùng cho bé trên 6 tháng.
2. Ho
- Tưa lưỡi hoặc súc họng bằng nước muối sinh lý/ betadine súc họng.
- Cho uống nhiều nước ấm nếu có đờm. Bắt buộc là nước ấm vì tác dụng sẽ tốt hơn rất nhiều.
- Với trẻ trên 1 tuổi có thể cho ngậm 1 hạt muối nhỏ để sát khuẩn, nhớ cho trẻ uống nước sau đó.
– Trẻ ho về đêm có đờm thì bế dậy, cho uống nước ấm, có thể dùng siro ho ngâm để tiêu đờm. Nếu ho đêm quá nhiều, có thể vệ sinh họng để bé nôn đờm ra, bớt ho để ngủ.
– Matxa gan bàn chân bằng tinh dầu tràm, có thể ngâm chân nước gừng trước khi ngủ. Không nên khiến bàn chân bé quá nóng có thể gây khó chịu không ngủ được.
Một số bài thuốc dân gian trị ho?
Dưới đây là 8 cách phòng và xử lý khi trẻ bị bệnh ho mà mẹ có thể thực hiện tại nhà:
1. Lá trầu không, mật ong/ đường phèn: Hãm lá trầu không với nước sôi như hãm chè (10 lá tầm 100ml nước), lấy nước cho bé uống (thêm mật ong hoặc đường phèn).
2. Hoa đu đủ đực, và lá hẹ, giã nát cho vào nồi cơm điện hấp. Lấy nước thêm mật ong/ đường phèn.
3. Hành tây 1/2 củ, đường phèn 20g.
Hành tây đem bóc vỏ, thái lát mỏng cho vào chén rồi cho đường phèn đã đập dập vào trộn lẫn. Hấp cách thủy khoảng 30 phút. Khi hỗn hợp thuốc trị ho này còn ấm, chắt lấy nước uống 2-3 lần trong ngày.
Ngoài ra, cách phòng và xử lý khi trẻ bị bệnh hô hấp với trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể sử dụng nước ép hành tây với một ít nước cốt chanh và mật ong cho bé uống.
4. Lê thái hạt lựu/ dứa/ táo đỏ, gừng tỏi giã nát, hấp cách thuỷ lấy nước cho bé dùng, rất tốt để tiêu đờm, loãng đờm.
5. Vắt nước cốt chanh với muối cho bé nhấp mỗi lần khi trẻ ho rát họng (với trẻ trên 1 tuổi).
6. Lá hẹ hấp với đường đặt trong nồi cơm hoặc đun cách thuỷ lấy nước cho uống.
7. Chữa ho có đờm, hen, ho ra máu, trẻ em ho gà bằng rễ dâu. Vỏ rễ dâu: Ngày dùng 4-12g, sắc nước uống.
8. Chữa ho có đờm bằng lá bạc hà: Lá bạc hà tươi 50g vắt nước uống hàng ngày.
- LƯU Ý:
Trẻ dưới 6 tháng chỉ nên dùng húng chanh/ lá bạc hà với đường phèn (dùng lá khác thường dễ tiêu chảy, hoặc rối loạn tiêu hoá). - Trẻ dưới 1 tuổi chỉ dùng đường phèn, trên 1 tuổi dùng mật ong/ muối vì tính sát khuẩn tốt hơn.
(Xem thêm: Trẻ viêm họng có cần uống kháng sinh?)
Bình luận đã đóng.