Vệ sinh bình sữa cũng là một vấn đề các bậc phụ huynh cần lưu tâm khi cho con bú bình.
Trong khoảng thời gian giao mùa, nhiều em bé bị cảm sốt, tiêu chảy do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Trên thực tế, những thói quen xấu khi vệ sinh bình sữa khiến trẻ dễ bị tiêu chảy, nôn trớ sau khi bú bình.
Thứ nhất: Không vệ sinh bình kịp thời
Ngày nay, nhiều người sau khi cho bé bú bình thường bỏ bình sang một bên rồi quên rửa bình sữa. Đến khi dùng đến bình, họ mới nghĩ đến chuyện vệ sinh. Trên thực tế, nếu để quá lâu, sữa trong bình sẽ lên men, khó làm sạch. Vì vậy, bạn cần vệ sinh bình sữa ngay sau khi vừa sử dụng xong.
Thứ hai: Chỉ cần chần bình sữa cho trẻ bằng nước nóng
Hiện nay, hầu hết mọi người đều biết rằng đun sôi nước có thể tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn. Vì vậy nhiều phụ huynh nghĩ rằng đun sôi bình sữa cho bé là an toàn và tốt cho sức khỏe hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần đun sôi cả bàn chải vệ sinh bình sữa nữa. Bàn chải vệ sinh bình sữa bẩn cũng dễ sản sinh ra vi khuẩn, gây hại cho bé.
Thứ ba: Không hong khô bình sau khi rửa
Hầu hết mọi người sẽ không lau sạch bình sữa sau khi rửa. Nhiều người nghĩ rằng một chút nước trong bình sữa sẽ không gây ra vấn đề gì. Nhưng nước cũng chính là một trong những môi trường chính để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Sau khi rửa bình, nếu không lau khô nước kịp thời thì vi khuẩn rất dễ phát triển trở lại.
Thứ tư: Khử trùng không thường xuyên
Nhiều bậc cha mẹ hiện này đã biết được tầm quan trọng của việc tiệt trùng và khử trùng bình sữa cho trẻ. Nhưng vẫn còn nhiều người chưa tiệt trùng, khử trùng bình sữa thường xuyên. Điều này khiến bình sữa dễ bị nhiễm khuẩn.
Thứ năm: Rửa chung bình sữa và núm vú giả
Đại đa số các các bậc phụ huynh đều vệ sinh chung bình sữa và núm vú giả. Tuy nhiên, chất liệu của bình sữa và núm vú giả khác nhau, bạn nên vệ sinh riêng 2 thứ để đảm bảo vệ sinh hơn.