Thật khó có thể ngăn con trẻ từ bỏ tình yêu với đồ ngọt

Thật khó có thể ngăn con trẻ từ bỏ tình yêu với đồ ngọt. Nào bánh, nào kẹo… cái nào cũng bắt mắt, “hợp miệng. Thế nhưng, nếu cha mẹ hiểu được bản chất của đường trong các chế phẩm, TTSKNK hy vọng cha mẹ sẽ “mạnh mẽ” hơn, giúp con dứt khỏi những cái kẹo.

Đường cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, khi lượng đường nạp vào quá nhu cầu thì “nó” trở thành lỗ hổng sức khỏe của con.

Đường tinh luyện là dạng thức đơn giản nhất của đường mía, nên khi vào cơ thể sẽ lập thức được hấp thụ vào máu và giải phóng năng lượng.

Khi đường vào cơ thể, chúng cần thêm canxi, natri, kali và magie để tiêu hóa; do đó cơ thể sẽ huy động các vi chất này từ các bộ phận khác nhau. Về lâu dài, cơ thể sẽ thiếu hụt các chất thiết yếu này và kéo theo loạt vi chất dinh dưỡng khác; đặc biệt là magie, bởi khoáng chất này là yếu tố cực kỳ quan trọng cho hơn 300 quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Không những thế, đường tinh luyện còn xuất hiện trong nhiều đồ ăn được trẻ em đặc biệt yêu thích như bánh kẹo, sữa chua, sữa có đường, chocolate…

Các thực phẩm này thường có chứa nhiều đường tinh luyện nhưng chúng được coi là thực phẩm có hàm lượng calo rỗng vì đường tinh luyện không chứa vitamin, khoáng chất, protein, chất béo, chất xơ hoặc các hợp chất dinh dưỡng khác.

Hệ quả trước mắt cha mẹ có thể thấy:

– Đường tinh luyện chính là “sát thủ” giấu mặt khiến cho vi khuẩn gây sâu răng và các bệnh về răng miệng của trẻ.

– Việc hấp thụ nhiều đường khiến trẻ có cảm giác no. Thế nhưng, vì đây là nguồn năng lượng rộng nên dễ dẫn đến việc trẻ bị biếng ăn, thiếu hụt dinh dưỡng.

– Việc trẻ sử dụng nhiều sản phẩm có đường tinh luyện làm ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của trẻ, khiến trẻ dễ ốm vặt.

– Cơ thể cần huy động một lượng các vi chất khác để tiêu hóa đường, nếu tình trạng kéo dài, con rất dễ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu hụt các vi chất trong các hoạt động sinh trưởng khác của trẻ.

Đường tinh luyện được thêm vào nhiều loại thực phẩm đóng gói. Do đó, việc kiểm tra bảng dinh dưỡng và thành phần có thể là công cụ giúp người dùng nhận biết từ đó giảm lượng đường tinh luyện trong chế độ ăn uống.

Một số sản phẩm được trẻ em yêu thích có lượng đường cao:

• Đồ uống: nước ngọt, đồ uống thể thao, đồ uống chứa caffein, nước tăng lực, và một số đồ uống trái cây
• Thực phẩm ăn sáng nhanh: granola, ngũ cốc ăn sáng, thanh ngũ cốc, bữa sáng ăn liền
• Kẹo và đồ nướng: sô cô la, kẹo, bánh kem, bánh nướng, kem, bánh sừng bò, một số loại bánh mì ngọt
• Đồ hộp: đậu động hộp, rau đóng hộp và trái cây hộp
• Đồ phết bánh mì: trái cây xay nhuyễn, mứt, bơ lạc
• Thực phẩm ăn kiêng: sữa chua ít béo, bơ đậu phộng ít béo, nước sốt ít béo
• Nước sốt: sốt cà chua, sốt trộn rau, nước sốt mì ống
• Bữa ăn tiện lợi: pizza, bữa ăn đông lạnh, mì ống và phô mai

Cha mẹ nên ưu tiên cho trẻ sử dụng các lọa đường tự nhiên thường có trong thực phẩm: đường trong sữa (chế phẩm không đường bổ sung) và fructose trong trái cây.