HỎI: Anh Đạt ơi, em đang mang thai ở tháng thứ 7. Thời gian gần đây, em bị táo bón, mỗi lần đại tiện đến khổ sở anh ạ. Anh có thể cho em biết táo bón ở bà bầu có nguy hiểm không, em phải điều trị như thế nào để không ảnh hưởng tới em bé trong bụng ạ? Cảm ơn anh rất nhiều ạ!
TRẢ LỜI:
Cứ 10 người mang thai thì có 5 người bị táo bón, bởi vậy nên táo bón là một tình trạng khá phổ biến đối với các mẹ bầu. Tuy nhiên,trong thai kỳ, những lần táo bón ở bà bầu thường ít được quan tâm. Có thể vì biểu hiện của căn bệnh không quá trầm trọng khiến nhiều bà bầu và gia đình chủ quan. Nếu tìm hiểu kỹ, mẹ sẽ nhận thấy căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Táo bón ở bà bầu có thể chưa tới mức nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó cũng tác động cực kỳ xấu tới chất lượng cuộc sống và có thể là nguyên nhân góp phần gây ra sảy thai, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai,… đó mẹ nhé.
Trong chất thải có chứa các chất độc như phenol, amoniac, indol,… Nếu không được tống ra ngoài cơ thể mà tích tụ lâu trong ruột, chúng có thể khiến hấp thụ ngược, gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Táo bón kéo dài còn gây áp lực về tâm lý khiến mẹ bầu bị căng thẳng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần.
Hơn nữa, việc dùng sức để rặn mỗi lần đi vệ sinh sẽ làm co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, nếu được hỏi mẹ bầu bị táo bón có nên rặn không thì câu trả lời là không nên gắng sức rặn mẹ nhé.
Bên cạnh đó hãy theo sát chỉ định và lời khuyên của bác sĩ các mẹ nhé.
Bên cạnh niềm hạnh phúc chào đón thêm thành viên của gia đình thì có những nỗi khổ trong suốt quá trình mang thai mà chỉ người trong cuộc mới hiểu. Nhưng dù cho vất vả như thế nào đi chăng nữa thì điều quan trọng nhất vẫn là làm sao để em bé được khỏe mạnh và chào đời an toàn đúng không các mẹ.
Danh Mục
Điều trị táo bón cho mẹ bầu
-
Chế độ ăn giàu chất xơ
Ngoài chế độ ăn cân đối các bữa như thông thường, vào các bữa phụ (ví dụ vào 9h sáng, 3h chiều hoặc 8h tối) mẹ bầu nên ăn thêm hoa quả, sinh tố. Việc ăn thêm chất xơ vừa giúp mẹ giảm táo, vừa giúp tăng vitamin và các chất chống oxi hoá tốt tăng miễn dịch cả mẹ cả bé. Lượng chất xơ nên tiêu thụ từ 25 – 30g/ngày, duy trì đều đặn hàng ngày.
Các thực phẩm giàu chất xơ cho bà bầu như trái cây tươi, rau, đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng, ngũ cốc cám, mận, và bánh mì ngũ cốc.

-
Phụ nữ có thai bị táo bón hãy uống 2,5 lít nước/ngày
Đủ có nghĩa là mẹ bầu cần uống gấp đôi lượng nước so với thông thường. Phụ nữ mang thai cần uống tầm 8 cốc nước/ ngày, mỗi cốc nước 12 ounce tương đương xấp xỉ 354 ml. Tức là ngày, mẹ bầu nên uống gần 2,5 lít nước. Đủ nước giúp phân mềm, tránh táo bón.
-
Mẹ bầu nhớ chia nhỏ bữa ăn khi táo bón
Hãy phân bữa ăn thành 5- 6 bữa nhỏ hơn. Tức là ăn ít hơn mỗi bữa nhưng tăng số lượng bữa. Việc chia nhỏ thức ăn giúp dạ dày không phải hoạt động quá vất vả, chuyển hoá thức ăn đến ruột và đại tràng nhẹ nhàng hơn.
-
Chăm chỉ vận động
Tập thể dục giúp mẹ bầu tăng nhu động ruột, tránh phân tích tụ lâu bị khô và táo bón. Tần suất tập nên từ 20 – 30/ lầng, 3 lần một tuần.
Các bài tập rất đa dạng có thể từ đi bộ, tập yoga cho bà bầu, bơi lội… Hãy hỏi lại bác sĩ sản của mẹ về tình trạng của thai nhi để chọn loại hình tập phù hợp.
-
Sử dụng men vi sinh
Men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, do việc táo bón gây ra. Khi hệ vi sinh cân bằng, quá trình tái hấp thu nước và điện giải vào phân ổn định, giúp mềm phân. Bổ sung men vi sinh giữ cho hệ vi sinh khoẻ mạnh giúp tăng cường hấp thụ dinh dưỡng cho cả mẹ cả bé.
Mẹ nên ưu tiên chọn men vi sinh bao kép vì hiệu quả của men vi sinh bao kép sẽ tốt gấp 5 – 8 lần so với men thông thường. Công nghệ bao kép tức là lợi khuẩn được bảo vệ thêm hai lớp, vừa là lớp áo giáp vừa là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn. Vì thế, tăng tỷ lệ sống của vi sinh, đồng nghĩa với tác dụng của men bao kép tốt hơn rõ rệt.