Tăng đề kháng cho trẻ nhờ đọc hiểu đơn thuốc

Thời tiết chuyển mùa là dễ khiến trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: viêm mũi họng, viêm phế quản… Nhiều trường hợp, trẻ cần sử dụng kháng sinh. Tuy nhiện, việc sử dụng không đúng có khiến trẻ suy giảm miễn dịch. Vì thế, có kiến thức về kháng sinh, mẹ có thể tăng đề kháng cho trẻ thông minh.

Tăng đề kháng cho trẻ nhờ việc nhận biết thuốc

Không phải nhiều mẹ bỉm biết cách nhận biết kháng sinh trong đơn thuốc. Nhiều khi nhận đơn của bác sĩ chỉ cho uống theo đơn nhưng không biết có kháng sinh hay không. Việc dùng thuốc mà không biết, sẽ bất lợi khi bé đi khám lần sau. Vì bác sĩ cần phải biết lịch sử dùng kháng sinh của bé, để kê đơn chính xác. Việc dùng đơn chính xác cũng gián tiếp làm suy giảm đề kháng của trẻ.

Một đơn thuốc viêm hô hấp thông thường các bác sĩ gồm các loại thuốc như sau:

  • Thuốc kháng sinh (khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn).
  • Thuốc hạ sốt: Paracetamol, Ibuprofen (khi trẻ có triệu chứng sốt).
  • Thuốc long đờm, giảm ho: Acemux. Exemuc, Ambroxom… siro ho thảo dược, dextrophan…
  • Thuốc chống viêm, chống dị ứng: Corticoid, Alpha Choay, clopheniramin…
  • Các thuốc bổ: men vi sinh, vitamin và khoáng chất…
Làm sao để sử dụng kháng sinh an toàn và hiệu quả cho con?
Làm sao để sử dụng kháng sinh an toàn và hiệu quả cho con?

1. Thuốc kháng sinh

Nếu mẹ muốn sử dụng kháng sinh an toàn và hiệu quả cho con thì điều đầu tiên mẹ cần biết là: Không có khái niệm kháng sinh nặng – nhẹ. Trong kháng sinh, chúng ta cần quan tâm đến độc tố của thuốc. Có kháng sinh sẽ có nhiều độc tố và tác dụng phụ hơn các loại khác. Những thuốc gây nhiều tác dụng phụ, độc tính cao cần lưu ý, cân nhắc được – mất khi cho bé dùng.

Có 2 nhóm kháng sinh: kìm khuẩn và diệt khuẩn. Khi nhận thuốc do bác sĩ kê, mẹ hãy mở ngay tờ hướng dẫn sử dụng ra và đọc thành phần của thuốc.

Nhóm kháng sinh kìm khuẩn

Liều dùng chỉ có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, làm vi khuẩn suy yếu, khi đó hệ MIỄN DỊCH của bé sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, các thuốc mà các bạn hay gặp khi cho bé đi khám có hoạt chất

  • Erythromycine: Ery 250…
  • Clarithromycine: Klacid…
  • Azithromycine: Zitromax…

(Xem thêm: 6 sai lầm thường gặp khi điều trị viêm mũi họng cho trẻ)

Nhóm kháng sinh diệt khuẩn

Liều dùng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Dưới đây là một số thuốc thông dụng mà các bạn đi khám sẽ thấy bác sĩ kê cho con.

  • Amoxcillin: Clamoxy…
  • Amoxcillin, Clavulanic: Augmentin
  • Cephalexin
  • Cefuroxim (ZINATE), Cefaclo
  • Cefexim, Cefotaxim

2. Thuốc hạ sốt

  • Paracetamol: hapacol, decolgen…
  • Ibuprofen: SOTSTOP, Brufen….Hạ sốt nhanh và mạnh hơn Paracetamol

Thuốc hạ sốt cũng là một trong những loại thuốc mẹ cần lưu ý nếu muốn ít khiến giảm miễn dịch của con . Đây cũng là thuốc không thể thiếu khi trẻ bị viêm mũi họng, viêm tai. Các thuốc này độc tính cao, gây hoại tử gan, suy thận, ảnh hưởng mạnh đến hệ tiêu hóa, làm mất cân bằng hệ vi sinh… nên sẽ nặng (độc tính) hơn kháng sinh mà các bạn không biết đến và ít khi quan tâm.

Khi nào uống hạ sốt? Khi nhiệt kế các bạn đo được trên 38 độ.

Liều dùng thế nào? Liều tính theo cân nặng, nên đọc kỹ hướng dẫn để tính liều cho bé, và thời gian giữa 2 lần uống cách nhau 4- 6h. Ưu tiên Paracetamol, liều dùng 10-15mg/kg/lần.

3. Thuốc long đờm, giảm ho

Thuốc long đờm dùng trong trường hợp bé đờm đặc, khó thở, chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết. Trong trường hợp bình thường không cần sử dụng vì bé phải uống quá nhiều thuốc rất vất vả khi cho uống, nên chúng ta ưu tiên các thuốc điều trị nguyên nhân và tăng đề kháng. Mặt khác các thuốc long đờm đều không cho trẻ dưới 2 tuổi sử dụng.

(Xem thêm: Bé không tăng cân – Khi nào mẹ cần lo lắng?)

4. Thuốc chống viêm (Corticoid)

Thuốc chống viêm được chỉ định trong đơn thuốc để chống viêm, dị ứng mũi, phù nề giúp giảm các triệu chứng bệnh như chảy nước mũi, ho. Về bản chất các thuốc này chỉ làm bé dễ chịu hơn do giảm triệu chứng bệnh, nó không hỗ trợ điều trị nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, nó sẽ che dấu đi tình trạng thật của bệnh, khiến chúng ta nhầm tưởng bệnh đã thuyên giảm. Đó là nguyên nhân khiến các bà mẹ bị đánh lừa, dừng thuốc kháng sinh khi thấy con đỡ do tâm lý sợ thuốc kháng sinh hại đến con.  Nhưng sự thật là các bậc cha mẹ đang hại con. Điều này giải thích tại sao bé hay tái đi tái lại và lần sau phải dùng liều cao hơn và kéo dài thời gian dùng thuốc hơn.

Muốn sử dụng kháng sinh an toàn và hiệu quả cho con thì mẹ cũng cần hiểu về tác dụng phụ của loại thuốc này. Vì tác dụng phụ của nhóm này cũng khá nguy hiểm khi dùng kéo dài như: loãng xương, trẻ chậm lớn và suy giảm sức đề kháng, loét dạ dày, đau bụng. Mặt khác do tác dụng ức chế miễn dịch, làm teo tế bào tuyến ức (nơi tạo ra Lympho T – tế bào miễn dịch mạnh) bé sẽ bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng và hay ốm.

Vì vậy, không nên kê thuốc này khi trẻ bị viêm hô hấp nhẹ, chỉ sử dụng khi tình trạng bệnh nặng, điều trị dài ngày nhưng các triệu chứng như mũi dãi, ho…không thuyên giảm, nó ảnh hưởng tới sinh hoạt của bé.

5. Vitamin, khoáng chất và men vi sinh

Những sản phẩm này là không thể thiếu trong các đơn thuốc.

Vitamin và chất khoáng giúp bé tăng cường thể trạng, tăng cường sức đề kháng để bé nhanh khỏi hơn, nên là rất cần thiết.

Men vi sinh: tối quan trọng, nó giúp giảm độc tính của thuốc, ổn định hệ sinh thái đường ruột, giúp bé không bị tiêu chảy, hấp thụ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để tăng đề kháng cho bé. Khi đó bổ sung vitamin và dinh dưỡng cho bé mới hiệu quả. Mặt khác giúp tăng cường hệ miễn dịch đường ruột để ngăn các vi khuẩn, virus gây bệnh khác xâm nhập cơ thể. Men vi sinh chọn loại tốt, tỷ lệ sống trên 80% và kháng được kháng sinh, a-xít dạ dày, enzym tiêu hóa…và nên uống sau thuốc kháng sinh 2h.

Kết luận

Một đơn thuốc tốt phải lựa chọn được những thuốc phù hợp nhất, tối giản những thuốc không cần thiết. Trong đó KHÁNG SINH + LỢI KHUẨN + VITAMIN (CÓ THỂ CÓ HẠ SỐT KHI CẦN) là rất nên có trong một đơn thuốc cho con. Trên đây một số thông tin cần thiết để cha mẹ tham khảo để biết cách sử dụng kháng sinh an toàn và hiệu quả cho con.

(Xem thêm: Cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ chỉ với 7 bước đơn giản). 

Trung tâm sức khoẻ nhi khoa