Tại sao phải bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy

Gần đây, ColosZinc nhận được câu hỏi của một mẹ về việc con bị tiêu chảy. Theo như thăm khám, con được kết luận là bị tiêu chảy do vi khuẩn, ngoài thuốc oresol, kháng sinh, men vi sinh, bác sĩ còn cho uống thêm kẽm.

Trong khi đó, lần trước bé cũng bị tiêu chảy nhưng lại không được bổ sung kẽm. Vậy nên, mẹ thắc mắc rằng kẽm có tác dụng gì khi trẻ bị tiêu chảy.

Chắc hẳn nhiều mẹ khác cũng có chung thắc mắc như vậy. Các mẹ hãy cùng ColosZinc tìm hiểu nhé.

Tiêu chảy là một tình trạng hay gặp ở trẻ em. Ngày nay, việc điều trị và quản lý trẻ bị tiêu chảy đã tốt hơn trước rất nhiều, nhưng việc làm sao để rút ngắn thời gian điều trị, giúp trẻ phục hồi sớm và giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy vẫn là những câu hỏi luôn được đặt ra.

Ngoài oresol, men vi sinh, kháng sinh… thì kẽm là một trong những giải pháp hiệu quả, rẻ tiền, dễ sử dụng và dễ áp dụng cho cả cộng đồng. Trong khi kháng sinh chỉ được dùng khi tiêu chảy do vi khuẩn, thì kẽm được sử dụng cho cả tiêu chảy do virut chứ không phải dành riêng cho tiêu chảy do vi khuẩn.

Việc sử dụng kẽm ở trẻ bị tiêu chảy có tác dụng làm giảm thời gian bị bệnh, tăng tốc độ hồi phục của đường ruột và còn làm giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy. Ngoài ra, kẽm có tác dụng với cả những bé tiêu chảy kéo dài, tiêu chảy phân nhầy máu chứ không chỉ với mỗi tiêu chảy cấp.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo nên Bổ sung vào phác đồ điều trị tiêu chảy cho trẻ em dưới 6 tháng 10 mg kẽm/ngày và trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi là 20mg kẽm/ngày, liên tục trong 10 – 14 ngày cùng với việc bù đủ nước và điện giải. Việc bổ sung cho trẻ như vậy đã cho thấy có hiệu quả rõ rệt và làm giảm đi mức độ trầm trọng của căn bệnh tiêu chảy.

Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, vẫn có nhiều trẻ bị tiêu chảy mà không được sử dụng kẽm, một phần do bác sĩ “quên” tư vấn và hướng dẫn sử dụng kẽm. Bên cạnh đó, một số bố mẹ trẻ không hiểu rõ vai trò của kẽm trong điều trị tiêu chảy nên dù được kê đơn thuốc nhưng vẫn không cho trẻ sử dụng.

Như vậy, để có thể chăm sóc cho con được tốt hơn, các mẹ cần hiểu rõ về vai trò của kẽm đối với hệ tiêu hóa và với việc điều trị tiêu chảy ở trẻ:
Kẽm thúc đẩy sự tăng trưởng thể chất thông qua những tác động ở hệ tiêu hóa trẻ em.

Kẽm giúp kích thích hoạt động của khoảng 100 enzym, là những chất xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể, thúc đẩy hoạt động tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa trẻ em, làm tăng cảm giác thèm ăn và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Kẽm có liên quan chặt chẽ với bệnh tiêu chảy ở trẻ em.

Ngoài một số cơ chế tác dụng tốt của kẽm với cơ thể như kẽm làm tăng khả năng miễn dịch, giúp cơ thể phòng chống các tác nhân gây bệnh, kẽm cũng giúp cơ quan tiêu hóa phát triển, góp phần lập lại quá trình hấp thu bình thường của ruột đã bị rối loạn trong thời gian tiêu chảy, kẽm làm tăng cảm giác ngon miệng ở trẻ suy dinh dưỡng, trẻ biếng ăn…

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh, khi bệnh nhân bị tiêu chảy mà được bổ sung kẽm sẽ làm giảm thời gian tiêu chảy, giảm số lượng nước trong phân, số lần đi ngoài, giảm mức độ nặng và giảm thời gian mắc bệnh so với những trẻ bị tiêu chảy mà không được bổ sung kẽm.

Trong điều trị dự phòng, bổ sung đủ kẽm cũng làm giảm tỷ lệ mắc mới tiêu chảy. Vì thế, việc điều trị tiêu chảy cho con bắt buộc phải bổ sung kẽm. Ngoài ra, có thể phối hợp với bổ sung các vitamin nhóm B, A để giúp tăng hiệu quả điều trị.

Việc bổ sung kẽm qua bữa ăn hàng ngày là việc cần thiết để bổ sung đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể phục hồi nhanh cân nặng và chức năng đường ruột. Trước hết khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ nên được duy trì và tăng dần.

Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể tiếp tục tăng trưởng, phục hồi nhanh cân nặng và chức năng đường ruột, gồm khả năng tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú sữa mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò.

Đối với trẻ lớn hơn, giai đoạn bị tiêu chảy cho trẻ ăn bột, cháo với thịt bò, lòng đỏ trứng, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, lạc…), đậu xanh nảy mầm cũng nhiều kẽm và dễ hấp thu. Sau khi khỏi tiêu chảy cho bé ăn thức ăn giàu kẽm như: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn…

Sản phẩm kẽm hữu cơ ColosZinc có chứa kẽm gluconate. Trong các hợp chất của kẽm thì kẽm Gluconate là kẽm hữu cơ – một trong những hợp chất của kẽm có cơ chế hấp thụ tốt khi bổ sung vào cơ thể. Ngoài ra, với thành phần hòa tan, thẩm thấu tốt nhất, ColosZinc giúp tăng khả năng hấp thụ tối đa cho cơ thể con, cải thiện nhanh lượng vi chất thiếu hụt.
Các mẹ hãy chọn kẽm hữu cơ ColosZinc như một lựa chọn hàng đầu để hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, ngăn ngừa tối đa khả năng mắc tiêu chảy mẹ nhé!