Tắc tuyến lệ là trường hợp không hiếm xảy ra với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên với những bà mẹ trẻ còn khá lạ lẫm và không biết xử lý ra sao khi gặp biểu hiện này. Bài viết này sẽ giúp mẹ hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cách giải quyết khi trẻ bị tắc tuyến lệ.
Tắc tuyến lệ là gì?
Tắc tuyến lệ là biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh, phát hiện ngay khi sinh xong, có thể tự hết sau 6 tháng.
Tuyến lệ (lệ đạo) là đường ống dẫn nước mắt xuống mũi với 1 đầu mở ra ở góc trong của mắt, 1 đầu mở ở ngách mũi. Khi ở trạng thái bình thường, nước mắt sẽ không bị ứ lại. Lúc nào mà nghẹt mũi thì nước mắt trào lên là vì thế. Ở trẻ tình trạng này là khá phổ biến.

(Xem thêm: Có nên sử dụng thuốc kháng viêm cho trẻ bị viêm hô hấp?)
Biểu hiện của tắc tuyến lệ ở trẻ?
- Đổ nước mắt nhiều : dân ta hay gọi là đổ nước mắt sống. Mắt bé lúc nào cũng long lanh ngấn nước dù không khóc.
- Đóng ghèn mắt, nhất khi mới ngủ dậy. Ghèn mắt có khi dính cả 2 mí lại với nhau.
- Đỏ nhẹ tròng trắng mắt.
- Có 1 vùng phù lên màu xanh ở khoảng giữa mắt và mũi. Điều này chỉ xảy ra khi bị tắc lệ đạo cả 2 bên.
- Đôi khi có nhiễm trùng do tắc lệ đạo. Biểu hiện: sưng, nóng, đỏ, đau, vùng góc mắt hay dọc từ khóe mắt trong xuống mũi, tiết mủ ở mắt.
Mẹ cần làm gì?
Mẹ hỗ trợ theo cách này thì bé sẽ nhanh khỏi hơn, mà không cần chờ hết 6 tháng:
Dùng ngón tay sạch sẽ, vuốt nhẹ từ góc trong của mắt dọc xuống dưới mũi, mỗi lần làm 2-3 giây, ngày làm 3 -4 lần. Có thể nhỏ thêm nước muối sinh lí để làm sạch ghèn mắt.
Nếu sau 6 tháng trẻ không hết, đưa đi khám bác sĩ mắt. Bác sĩ sẽ đánh giá có cần nong ống lệ hay không.
(Xem thêm: 4 bài tập đơn giản giúp con tăng chiều cao như siêu mẫu)