Sốt siêu vi có được tắm không? Trẻ nên ăn gì để mau khỏi

Sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại virus khác nhau. Bệnh này khá phổ biến ở trẻ em và người già do hệ miễn dịch suy giảm. Một số trường hợp bệnh tiến triển nhanh chóng, người bệnh cần nhập viện theo dõi. Nếu chậm trễ có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt là trẻ em.

Sốt siêu vi có được tắm không
Sốt siêu vi có được tắm không

Triệu chứng của sốt siêu vi

Biểu hiện chung thường thấy ở bệnh nhân nhiễm siêu vi là sốt cao (từ 39-40°C kiểm tra tại nách). Ở trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi), khi trẻ bị sốt cao nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp, thiếu oxy não. Ngoài ra, làm giảm trí tuệ hay nặng hơn là để lại di chứng nặng nề về não. 

Tùy từng con virus xâm nhập mà trẻ có những biểu hiệu sau:

  • Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp, thường từ 38-39 °C, thậm chí lên đến 40-41 °C trong 2 -3 ngày đầu. Khi sốt, đầu và cơ thể trẻ sẽ có cảm giác đau mỏi nhất là ở các cơ. Nếu là ở trẻ nhỏ sẽ có hiện tượng trẻ quấy khóc. Đồng thời với đó là xuất hiện các triệu chứng như chảy mũi, hắt hơi, viêm long đường hô hấp, họng đỏ. Các hạch khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy. Kết mạc mắt đỏ, viêm, chảy nước mắt…
  • Ngoài ra bé còn có hiện tượng phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt. Những nốt đỏ li ti xuất hiện đầu tiên ở bàn tay, bàn chân. Sau 1,2 ngày sẽ xuất hiện rõ rệt và nhiều hơn ở khắp người. Khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt vì bệnh đã qua thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh.
  • Nếu nguyên nhân gây sốt là do virus đường tiêu hóa, có thể sớm xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa. Đặc điểm là phân lỏng, không có máu, chất nhầy. Có thể nôn ói sau khi ăn.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh? Sốt thường vào thời gian nào?

Bệnh xảy ra quanh năm tùy từng con virus. Chúng rất dễ tấn công nhóm đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc đã bị suy giảm như trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn tuổi, người có bệnh lý. Mặt khác ở giai đoạn chuyển mùa, cơ thể thường phải chịu sự tác động của thời tiết nên nguy cơ nhiễm siêu vi càng cao. Chủ yếu lây qua đường hô hấp và đường tiêu hóa, thông qua các hoạt động như giao tiếp, ăn uống, tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hay dịch mũi của bệnh nhân. Đa phần virus lây truyền qua dịch tiết được bắn ra khi nói chuyện, hắt hơi, ho, sổ mũi. Cũng chính vì vậy mà virus có thể lây lan và bùng phát thành dịch một cách nhanh chóng.

Biến chứng của sốt siêu vi

Mỗi loại siêu vi có áp lực với những cơ quan khác nhau trong cơ thể người nên có thể gây ra những bệnh khác nhau.

Chúng có thể gây bệnh đường hô hấp có thể gây bệnh cảm cúm, viêm phổi…

Một số dòng virus tấn công trẻ gây bệnh tay chân miệng…

Điều trị sốt siêu vi ở trẻ

Điều trị sốt siêu vi cho trẻ
Điều trị bệnh cho trẻ

Cơ chế của sốt siêu vi là có thể tự khỏi trong vòng 1- 2 tuần. Việc dùng thuốc chủ yếu là điều trị các triệu chứng do siêu vi gây ra như thông mũi, giảm ho, giảm đau đầu, đau cơ…Đối với trẻ em, cần áp dụng các biện pháp:

  • Nhanh chóng hạ sốt: Thường dùng paracetamol liều 10 -15 mg/kg, 6 giờ/lần, liều tối đa không quá 60mg/kg/ngày.
    Ví dụ trẻ 12 tháng nặng 10 kg, dùng hạ sốt hàm lượng 100-150mg/lần cho trẻ. Ngày dùng 3-4 lần tùy vào nhiệt độ của con. Mẹ không nên cho bé uống ibuprofen để hạ sốt, chỉ nên dùng khi có chỉ định bác sĩ.
  • Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rối loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.
  • Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế hay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu bất thường. Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng, lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, khó thở, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

Sốt siêu vi có được tắm không? Nên ăn gì?

Chuyên gia y tế vẫn khuyến khích người bệnh tắm rửa kỹ lưỡng bằng nước ấm

Điều này có tác dụng giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, giảm nhức mỏi cơ thể. Tắm bằng nước ấm còn giúp giãn mạch ngoại vi, giúp giảm sốt và tránh các cơn co giật một cách hiệu quả. Điều quan trọng mẹ cần lưu ý là phải đảm bảo giữ ấm cơ thể trẻ trước, trong và sau khi tắm. Vệ sinh sạch sẽ cho con trong phòng kín, bằng nước ấm.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhằm tăng sức đề kháng chống lại virus

Các loại cháo súp làm từ thịt gà, thịt lợn, thịt bò…sẽ góp phần cung cấp cho trẻ nhiều chất dinh dưỡng và tăng cường thể chất khỏe mạnh.

Các loại nước trái cây cũng là nguồn cung cấp vitamin tự nhiên và dồi dào cho cơ thể. Có thể lựa chọn: cà rốt, táo, cà chua, dứa, táo, cam, dâu tây, kiwi,…rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa. Chúng rất tốt cho hệ miễn dịch giúp nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật tốt hơn.

Bổ sung thêm vitamin tổng hợp Zeambi cho bé. Đây là công thức tăng đề kháng 3 cấp độ từ Anh Quốc lần đầu xuất hiện tại Việt Nam.

Tiêm vacxin có giúp trẻ phòng tránh sốt siêu vi

Nhiễm siêu vi là bệnh cấp tính, lây lan nhanh. Chỉ một số bệnh sốt siêu vi có vắc-xin phòng ngừa như sởi, quai bị, viêm não Nhật Bản… Có rất nhiều chủng virus gây bệnh cho trẻ vì thế mẹ chủ động phòng tránh cho trẻ bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Để phòng ngừa bệnh sốt siêu vi, nên:

  • Cần cách ly và giữ ấm. Khi trẻ bị ốm, không nên cho đến trường.
  • Mẹ cho trẻ ăn uống điều độ, đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Trẻ ngủ đủ giấc.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài.
  • Giữ  ấm trẻ  khi trời trở lạnh.
  • Tránh xa khói thuốc lá.
  • Tránh dùng tay chưa rửa để chạm lên mặt, mũi, miệng

Nếu mẹ không nắm vững kiến thức về bệnh thì khó mà phòng tránh cũng như điều trị nếu chẳng may trẻ mắc phải. Mẹ chú trọng tăng cường đề kháng cho trẻ để chống lại các mầm bệnh xung quanh.

Nguồn tham khảo: Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương-  Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Xem thêm: Cách tăng sức đề kháng cho trẻ nhanh nhất chỉ bằng 7 bước đơn giản

Phát ban sau sốt có nguy hiểm không? Cần kiêng gì?