Dù biết con ốm sốt, các mẹ lo lắng vô cùng nhưng hãy tránh phạm phải 5 sai lầm dưới đây khiến tình trạng bệnh của con nặng hơn.
Danh Mục
1/ Cứ thấy con sốt là cho uống hạ sốt
Ở nhiều gia đình, trẻ mới chỉ chớm âm ấm là ông bà bố mẹ đã cuống quýt mua thuốc cho con uống luôn rồi vì sợ để lâu con càng ốm hơn.
Tuy nhiên, sốt là phản ứng tốt của cơ thể để chống lại các tác nhân có hại xâm nhập như vi khuẩn, vi rút và cũng là lúc hệ miễn dịch của con đang tập dượt để hoàn thiện. Thay vì chăm chăm cho con uống thuốc, bố mẹ nên theo dõi thêm các phản ứng của con và chỉ dùng thuốc khi cần thiết.
2/ Chỉ cho con uống thuốc hạ sốt khi sốt >38,5:
Trong sách “Những đứa trẻ lớn lên không ốm” dược sĩ Trương Minh Đạt đã chia sẻ, thực chất thuốc hạ sốt nhằm giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Vậy nên nếu trẻ chỉ sốt khoảng 37,8 độ nhưng mà bé khó chịu, mệt mỏi thì vẫn nên cho con uống thuốc. Còn trên 38,5 mà trẻ vẫn chạy nhảy, ăn chơi bình thường thì tiếp tục theo dõi thêm mà có thể không cần uống.
3/ Dùng miếng dán hạ sốt là đủ
Hình ảnh này cực kỳ quen thuộc ở nhiều nhà là con ốm là y rằng có miếng dán trên trán, xong cứ vài tiếng lại thay mới mà không cần uống thuốc.
Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy miếng dán trán, dán ngực không chứa thành phần thuốc hạ sốt nên không có tác dụng nhiều trong việc hạ sốt cho trẻ.
4/ Lau mát chườm ấm tích cực
Đây là biện pháp được hầu hết các mẹ áp dụng khi con sốt. Tuy nhiên, lau mát chườm ấm chỉ có tác dụng tạm thời mà còn khiến bé mệt mỏi khó chịu vì bị bố mẹ lật qua lại để lau người. Thậm chí nhiều nhà còn lau cho con bằng cồn, chanh hoặc chườm đá lạnh khiến trẻ có nguy cơ bị ngộ độc cồn hoặc bị bỏng do axit trong chanh.
5/ Sốt thì phải đắp kín, tránh gió
Điều này chỉ đúng 1 phần. Thực tế sốt sẽ có nhiều kiểu. Khi trẻ phát sốt, thân nhiệt lên cao thì điều cần làm là giữ phòng thoáng mát và cho trẻ mặc quần áo thoáng để thoát nhiệt. Còn khi trẻ giảm thân nhiệt rồi, lỗ chân lông giãn nở, bé dễ sợ lạnh hơn thì mới cần đắp thêm chăn mỏng để phòng trẻ bị nhiễm lạnh.
6/ Dùng thuốc không đúng
Nhiều phụ huynh thấy con uống thuốc 1 lúc chưa thấy hạ sốt là đi pha tiếp cho con uống, hoặc vừa uống thuốc hạ sốt vừa dùng thêm các loại thuốc có tác dụng giảm đau, trị cảm cúm… (mà thành phần có paracetamol). Điều này khiến trẻ hấp thu quá liều gây ngộ độc paracetamol – cực kỳ nguy hiểm. Đã có nhiều trường hợp nhập viện, không qua khỏi vì nguyên nhân này rồi.
Do đó, tùy cân nặng của bé sẽ có liều dùng phù hợp, mẹ cần tính toán đúng liều lượng và khoảng cách thời gian mỗi lần uống và tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi kết hợp các loại thuốcc để tránh trẻ bị uống quá liều.
7/ Cho uống xen kẽ các loại để mong con hạ sốt nhanh hơn
Hiện nay có 2 hoạt chất hạ sốt chính là Paracetamol và Ibuprofen. Bác thấy trên nhiều diễn đàn, các mẹ hay mách nhau cho con uống xen kẽ 2 loại này để con nhanh hạ sốt hơn.
Tuy nhiên, các tài liệu y khoa điều khuyên rằng nên ưu tiên sử dụng Paracetamol cho trẻ và chỉ dùng Ibuprofen khi trẻ không đáp ứng Ibuprofen. Đặc biệt, trước khi cho con uống Ibuprofen, mẹ cần xác định xem con có bị sốt xuất huyết không. Trẻ bị sốt xuất huyết mà uống thuốc này sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Xem thêm:
Lịch tiêm phòng cho trẻ theo tháng tuổi
Các vitamin tốt cho phổi của trẻ
Sốt đôi khi chỉ là dấu hiệu có thể con nhiễm lạnh, cảm cúm thông thường nhưng cũng có thể là con đang bị nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng máu hoặc bệnh lý đặc biệt. Riêng với bé dưới 3 tháng thì sốt là các mẹ cần cho con đi viện khám ngay. Với các bé lớn hơn các mẹ tiến hành hạ sốt và theo dõi chặt chẽ các biểu hiện của trẻ để có hướng xử lý kịp thời nhé!