Bổ sung canxi sai cách khi mang thai – Mẹ bị sỏi thận mà con vẫn thiếu canxi

Vẫn biết rằng canxi là thành phần thiết yếu cần phải bổ sung cho mẹ bầu để con có thể phát triển xương một cách khỏe mạnh. Thế nhưng rất nhiều mẹ bầu mắc sai lầm khi bổ sung canxi, đặc biệt là nhầm giữa nhu cầu về canxi nguyên tố Ca++ với lượng muối canxi được nạp vào khi ăn uống hoặc dùng thuốc bổ sung? 

Có 2 dạng canxi mà chúng ta hay nạp vào là: canxi hữu cơ và canxi vô cơ.

Canxi hữu cơ

Canxi hữu cơ là một  loại canxi rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé và được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Nó là hợp chất cấu thành từ ion Canxi với các hợp chất hữu cơ giống. Vì là gốc hữu cơ nên đương nhiên mùi vị sẽ khá tự nhiên, không gây ra các tác dụng phụ như táo bón, chóng mặt, buồn nôn.

Canxi hữu cơ có ở đâu? Chính là từ sữa, phô mai, tôm, cá, hến, cua, ốc… mà chúng ta ăn hàng ngày. Ngoài ra các loại rau sẫm màu như bông cải xanh, cải xoăn, sung, đậu tương, cam… hay các loại hạt như hạt lanh, hạt hạnh nhân, hạt mè, hạt điều cũng rất giàu canxi.

Bổ sung canxi bằng thực phẩm vẫn tốt hơn là dùng thuốc bổ sung, vì vừa đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, vừa dễ hấp thụ, lại an toàn và không tốn kém.

Tuy nhiên, loại này thường có hàm lượng canxi không cao bằng canxi vô cơ (vì còn kết hợp với các chất hữu cơ khác) nhưng tính khả dụng sinh học và độ hòa tan thì CAO HƠN HẲN so với Canxi vô cơ nên cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.

sai lầm khi bổ sung canxi
Sai lầm khi bổ sung canxi mà nhiều mẹ bầu gặp phải là dùng canxi vô cơ

Theo tài liệu trên Globalhealingcenter, xét về độ hòa tan từ cao xuống thấp thì ta có các loại canxi hữu cơ sau:

  • Canxi glucoheptonate: Hòa tan tốt, mức độ hấp thụ ra Ca++ khoảng ~30%
  • Canxi gluconate: Hòa tan tốt, mức độ hấp thụ ra Ca++ khoảng 27%
  • Canxi lactate: Hòa tan được, mức độ hấp thụ ra Ca++ khoảng 32%, hấp thu được ở nhiều độ pH khác nhau.
  • Canxi citrate: Hòa tan được, mức độ hấp thu ra Ca++ khoảng 20%

LƯU Ý: Trong thực tế, canxi hữu cơ từ thực phẩm hay bị hao hụt trong quá trình chế biến, hàm lượng mỗi loại thực phẩm khác nhau sẽ khác nhau (bên cạnh đó còn phụ thuộc vào khả năng hấp thu của hệ tiêu hóa) và còn lại sẽ bị lưu lại ở trong phân. Vì thế khó mà ước lượng được hàm lượng canxi chúng ta nạp vào từ một bữa ăn là bao nhiêu để cân đối cho đủ, không thiếu, không thừa.

Vì thế, người ta thường bổ sung thêm các chế phẩm canxi hữu cơ hay canxi dạng hòa tan. Loại canxi này được coi là cách an toàn nhất vì không gây lắng, cặn làm xơ vữa thành mạch, tắc nghẽn mạch máu.

(Xem thêm: Bí quyết bố dung canxi cho con như chuyên gia)

Canxi vô cơ

Là loại được cấu thành từ các hợp chất vô cơ liên kết với ion canxi, ví dụ như CaCO3 (Canxi Cacbonate), CaSO4 (Canxi Sulfate)… Loại này thường có vị ngái, hơi tanh và khó uống hơn rất nhiều so với canxi hữu cơ. Đặc biệt, Canxi carbonate là loại hay thấy nhất trong các loại thuốc bổ sung canxi.

Trong tự nhiên, canxi vô cơ tồn tại ở các dạng đá vôi, vỏ sò, vỏ trai, v.v… Hàm lượng canxi ở dạng này khá cao. Tuy nhiên, hàm lượng cao không có nghĩa là cơ thể hấp thụ được hết. Canxi vô cơ thường khó tan nên rất khó hấp thu vào cơ thể hơn so với canxi có gốc hữu cơ, chỉ khoảng dưới 15%.

Sai lầm khi bổ sung canxi vô cơ có thể dẫn đến sự tích tụ canxi ở thành mạch, biến thành các mảng xơ vữa động mạch hay lắng cặn gây ra sỏi thận, cặn thận. Lúc mang bầu mà thừa canxi dễ khiến con sinh ra đóng thóp sớm (một trong những nguyên nhân dẫn đến bại não). Nhiều chuyên gia y tế cho rằng rất có thể loại canxi này gây ra tình trạng vôi hóa rau thai.

Do đó, bản chất của thừa canxi là thừa canxi vô cơ, không phải canxi hữu cơ.

Sai lầm khi bổ sung canxi: có nên dùng thuốc bổ sung canxi?

Điều này tùy vào mỗi người. Muốn biết cơ thể thiếu hay thừa canxi thì mẹ có thể làm xét nghiệm sinh hóa máu đánh giá canxi. Cái cần ở đây là cung cấp ĐỦ NHU CẦU hàng ngày là được, nguồn từ đâu không quan trọng.

Muốn đảm bảo mình nạp đủ canxi thì phải tính toán dựa vào chế độ ăn uống, khả năng hấp thụ của hệ tiêu hóa và các yếu tố ảnh hưởng đến hấp thụ canxi như vitamin D3, K2… Từ đó, nếu thiếu mới phải bổ sung thêm canxi bên ngoài vào.

Về chế độ ăn uống

Có những loại thực phẩm rất giàu canxi mà các mẹ nên ăn. Lượng canxi thực phẩm sau khi nấu chín cũng giảm đi đáng kể so với lúc tươi sống.

Về khả năng hấp thụ của hệ tiêu hóa

Không chỉ canxi mà tất cả các chất dinh dưỡng hấp thu được hay không đều phụ thuộc vào hệ tiêu hóa của mẹ. Cụ thể là ruột non và hệ nhung mao trong ruột non.

Hãy tưởng tượng hệ tiêu hóa là một nhà máy chế biến và các nhung mao và vi nhung mao là cỗ máy xử lý thức ăn. Để hoạt động được thì vẫn cần có các ‘công nhân’ tham gia vào từng quá trình. Các ‘công nhân’ này là các lợi khuẩn sống trong đó. Lợi khuẩn dồi dào, khỏe mạnh thì hiệu suất làm việc cao hơn, dinh dưỡng hấp thu tốt hơn. Ngược lại, lợi khuẩn thấp hơn hại khuẩn thì đương nhiên là làm việc kém hiệu quả hơn rồi.

Tiêu hóa tốt có thể giúp hấp thụ được đến 50% canxi từ thức ăn, nếu không thì chỉ được 15-30%. Nếu tiêu hóa kém thì mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh và sữa chua.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hấp thu canxi

Một trong những sai lầm khi bổ sung canxi mà nhiều mẹ bầu mắc phải là quên bổ sung vitamin D3 và K2. NGUYÊN TẮC khi bổ sung canxi là phải bổ sung kèm theo Vitamin D3 và vitamin K2.

D3 giúp tăng hấp thu canxi (tạo các nguyên bào xương osteocalcin vận chuyển canxi từ máu đến xương) ở ruột và tăng tái hấp thu canxi ở thận.

Tuy nhiên, các nguyên bào xương osteocalcin mới sinh ra không thể tự hoạt động được mà cần vitamin K2 kích hoạt và liên kết canxi. Tức là vitamin D3 tạo ra “người vận chuyển” Osteocalcin còn vitamin K2 là “tiền vận chuyển” để “người vận chuyển” này hoạt động.

Kết luận

Tóm lại, trong điều kiện lý tưởng ăn giàu canxi, tiêu hóa tốt, bổ sung đủ D3 và K2 thì lượng hấp thu canxi sẽ đạt đến 50%. Tính toán nếu mẹ thấy ăn uống cung cấp đủ canxi theo nhu cầu rồi thì thôi, không cần bổ sung canxi ngoài nữa. Hi vọng qua bài viết này sẽ không còn mẹ nào mắc sai lầm khi bổ sung canxi. Lựa chọn là ở mình các mẹ nhé!

(Xem thêm: Con biếng ăn – Có nên bổ sung men vi sinh?)

Comments are closed.