Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn là hiện tượng tóc bé rụng nhiều ở phần sau gáy tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu. Đây là hiện tượng bình thường, không liên quan gì đến thiếu hụt canxi hay dinh dưỡng chỉ đơn giản là do các bé thường nằm thẳng khi ngủ. Theo các chuyên gia tình trạng trẻ sơ sinh bị rụng tóc là một dấu hiệu không đáng lo. Thời điểm thường diễn ra vào thời điểm 6 tháng đầu tiên sau khi sinh.
Rụng tóc vành khăn do trẻ ngủ đúng tư thế
Nếu đơn thuần là trẻ rụng tóc sau khi sinh mẹ không cần lo lắng. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Và rụng tóc vành khăn cũng vậy, không ảnh hưởng đến tăng trưởng hay dinh dưỡng của bé.
Trước đây có nhiều cách giải thích về hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ: Đó có thể là do chứng bệnh còi xương, thiếu canxi hoặc tác dụng phụ do những cơn sốt cao gây nên. Một số trẻ còn có những mảng da không có tóc do bị nấm. Ngoài ra hiện tượng trẻ bị rụng tóc còn do bé bị ốm và phải sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây rụng tóc.
Tuy nhiên những nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy chỉ có một cách duy nhất giải thích về hiện tượng này: Do các bé dưới 6 tháng thường nằm thẳng khi ngủ.
Bộ Y tế đưa ra lời khuyên hữu ích về việc cho trẻ nằm thẳng khi ngủ sẽ tránh tình trạng đột tử (SIDS) đối với những bé dưới 6 tháng tuổi. Hệ lụy dẫn đến nhiều tế bào chân tóc tạm thời chưa mọc hoặc có xu hướng rụng, tuy nhiên hiện tượng này sẽ phục hồi khi bé lớn hơn một tuổi.
Khắc phục tình trạng rụng tóc vành khăn
Hiện tượng trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bị rụng tóc ít hay nhiều, rụng tóc theo hình vành khăn hay không mẹ không cần quá lo lắng. Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên, chỉ có thể tìm cách khắc phục và hạn chế.
Để làm giảm hiện tượng này mẹ nên thay đổi tư thế nằm khi bé thức giấc. Cụ thể: Cho bé nằm tư thế nằm úp khi bé thức và khi chơi đùa. Sau một thời gian mẹ sẽ thấy tóc bớt rụng. Tuyệt đối không để trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ. Khoảng 10 tháng đến 1 tuổi hiện tượng này sẽ giảm vì bé có nhiều tư thế nằm khác do đã phát triển thêm kĩ năng vận động, lăn lộn khi ngủ.
Vậy có cần cần bổ sung gì khi bé xuất hiện tình trạng này không?
Theo lời khuyên của các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe trẻ em thì không cần bổ sung gì cả. Đặc biệt là không bổ sung thuốc bổ sung canxi. Chỉ cần hiểu đơn giản đây là bé đang phát triển hoàn toàn tự nhiên, mẹ chỉ cần chờ đợi một thời gian bé yêu sẽ mọc tóc lại mái tóc đẹp bình thường.
Việc bổ sung thuốc tùy tiện do những lời khuyên không khoa học sẽ làm tình trạng thêm phức tạp. Nếu có quá nhiều luồng ý kiến xung quanh, mẹ có thắc mắc và băn khoăn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng.
Khi nào rụng tóc vành khăn ở bé là dấu hiệu đáng lo?
Rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ có thể là dấu hiệu cảnh báo bé bị thiếu vitamin D, lâu dài dẫn tới thiếu canxi, khiến bé bị còi xương, suy dinh dưỡng. Nếu bé bị rụng tóc vành khăn do thiếu vitamin D và canxi, bé sẽ có thêm một số dấu hiệu dưới đây:
- Trẻ hay quấy khóc không rõ nguyên nhân
- Ngủ đêm hay giật mình và đổ nhiều mồ hôi
- Phần thóp (đỉnh đầu) của bé rộng, sờ vào thấy mềm, lâu đóng thóp và phập phồng theo nhịp thở
- Có bướu nhô rõ ở đỉnh đầu và trái
Lời khuyên cho mẹ
Với bé sơ sinh mẹ không nên đặt trẻ nằm nhiều quá và cũng không nên cho trẻ ở trong nhà suốt trong những năm tháng đầu đời. Một vài thời điểm tốt trong ngày như buổi sáng có nắng sớm hay chiều mát mẹ cho trẻ ra ngoài giúp trẻ cứng cáp hơn.
Mẹ nên bổ sung vitamin D cho trẻ ngay từ khi chào đời. Đối với mẹ đang cho con bú cần bổ sung Vitamin và canxi đầy đủ để cung cấp đủ canxi và các Vitamin cho bé hấp thu tốt, tăng đề kháng.
Khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc nhiều hoặc rụng tóc hình vành khăn mẹ nên tin tưởng rằng trẻ không phải bị bị còi xương hay suy dinh dưỡng mà đơn giản đó là do mẹ đã chọn tư thế nằm ngủ tốt nhất cho bé. Khi trẻ lớn hơn nhưng vẫn có hiện tượng rụng tóc, sau 2 tháng khắc phục không tiến triển bạn cần cho trẻ đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể vì bé có thể mắc bệnh rụng tóc.