Ối giời ơi, lại TAY – CHÂN – MIỆNG!

Đang mùa dịch TCM, nhiều bạn mới theo dõi các kênh thông tin của Trung tâm Nhi khoa Century, nên còn lúng túng khi xử lý. Trên kênh Youtube Trung tâm sức khỏe Nhi khoa Century đã có các video hướng dẫn, các bạn có thể đăng ký kênh để theo dõi.

BIẾNH CHỨNG TCM.

TCM do virus gây ra, thường lây qua đường tiêu hóa, biến chứng nguy hiểm nhất của TCM là viêm màng não nếu không xử lý kịp thời sẽ để lại hệ quả xấu cho bé. Biến chứng khác thường gặp hơn viêm loét miệng, họng gây viêm họng…cần đi khám để có phác đồ chính xác, nếu cần thiết có thể dùng kháng sinh nếu bội nhiễm vi khuẩn, tuyệt đối không được tự ý sử dụng kháng sinh.

CÁCH ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO.

Xử lý các nốt: TCM là do virus, với biểu hiện các nốt nổi ở bàn tay, bàn chân, quanh miệng, các vết này có thể lở loét. Khi lở loét chúng ta có thể dùng Xanh methylen hoặc cồn iod 10% hoặc su bạc. Việc này để tiệt khuẩn vết loét tránh nhiễm trùng. Vết loét trong miệng thường sẽ tự khỏi, do nước bọt của bé có tính acid vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt nên các bạn yên tâm.

SỐT DÙNG THUỐC HẠ SỐT THẾ NÀO.

Trường hợp nhẹ, sức đề kháng bé tốt thì bé sẽ không sốt, có trường hợp sốt, nếu sốt chúng ta sẽ dùng nhiệt kế thủy ngân kẹp nách cho chính xác, thường trên 38,5 độ mới phải dùng hạ sốt. Chúng ta ưu tiên dùng Paracetamol để hạ sốt với liều 10-15mg/kg/ lần – Ngày không quá 4 lần. Nếu Paracetamol không đáp ứng, chúng ta có thể Ibuprofen (liều đọc kỹ hướng dẫn trên lọ thuốc) không nên phối hợp Paracetamol & Ibuprofen để hạ sốt.

KHI NÀO ĐI KHÁM.

Biến chứng nguy hiểm nhất là Viêm mang não, nên chúng ta cần tuân thủ lịch trình khám như sau.
1. Nếu bé không sốt: 2 ngày đi khám 1 lần, khám đến khi bé khỏe lại bình thường mới thôi, thômg thường sau 1 tuần sẽ ổn định.

2. Nếu bé sốt liên tục: ngày nào cũng phải đi khám để theo dõi sát sao phòng biến chứng nguy hiểm. NẾU SỐT CAO LIÊN TỤC NÊN NHẬP VIỆN ĐỂ ĐIỀU TRỊ.

CHĂM SÓC NHƯ THẾ NÀO.

1. Tăng đề kháng cho bé: ăn đủ dinh dưỡng, nên chọn thức ăn lỏng để dễ tiêu hóa. Cần thiết phải sử dụng thêm Vitamin cho bé để giúp quá trình phục hồi nhanh hơn.

2. Vệ sinh sạch sẽ cho bé, chăn chiếu của bé thay liên tục, mở của phòng để lưu thông không khí.

3. Bôi xanh methylen hay cồn iod 10% các vết loét.

TRÊN ĐÂY CÁCH XỬ LÝ CƠ BẢN CHO CÁC BẠN, CHÚC CÁC BẠN SÁNG SUỐT KHI CHĂM CON.