Những kỹ năng giúp trẻ thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn

Hỏa hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và việc trang bị cho trẻ những kỹ năng thoát hiểm là điều vô cùng quan trọng. Đây không chỉ là việc truyền đạt thông tin, mà còn là sự chuẩn bị vững chắc để giúp trẻ tự tin đối phó khi đối mặt với nguy hiểm từ hỏa hoạn. Và việc trang bị cho trẻ em những kỹ năng thoát hiểm khi gặp tình huống khẩn cấp là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sự an toàn của con. Đặc biệt hiện nay nhiều gia đình lại sống trong những căn hộ chung cư kín, việc phòng tránh những tai nạn nguy hiểm xảy ra như cháy nổ, là điều quan trọng hàng đầu. Đặc biệt trẻ em lại càng nên được dạy kỹ năng thoát hiểm, vì con có thể tìm cách bảo vệ mình khỏi đám cháy, dưới đây là những kỹ năng quan trọng mà mẹ có thể dạy bé đối phó với tình huống hỏa hoạn.

Dưới đây là những kỹ năng giúp bé xử lý tình huống và thoát hiểm trong tình thế hỏa hoạn nguy cấp mà ba mẹ cần trang bị cho con để con có thể tự cứu mình khi xảy ra hỏa hoạn. 

Những kỹ năng giúp trẻ thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
Những kỹ năng giúp trẻ thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn

Báo cho người lớn hoặc gọi cứu hỏa 114 ngay

Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ sử dụng chuông một cách bài bản để giúp trẻ biết cách báo động khi có tình huống cháy nổ xảy ra. Cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ dùng điện thoại và gọi số khẩn cấp 114 báo cháy ra sao.

Nếu nhà có cửa sổ, ban công, cha mẹ hãy dạy con nhanh chóng ra bên ngoài để ra hiệu, kêu gọi và cảnh báo về đám cháy cho mọi người xung quanh.

Cách dập lửa trên quần áo khi bị bắt lửa

Nếu chẳng may quần áo bị bắt lửa, mẹ hãy hướng dẫn bé nhanh chóng chạy ra sàn và lăng qua lăn lại nhiều vòng để dập lửa. Hoặc có thể tìm bất kỳ chai nước nào để làm ướt quần áo cả người tránh bắt lửa. Những cách làm này đều cần phải phản ứng nhanh và dứt khoát để ngăn ngọn lửa cháy mạnh hơn.

Tìm cách thoát ra khỏi nơi bị hỏa hoạn

Cha mẹ cần chỉ dẫn trẻ phải thoát ra ngoài một cách nhanh chóng, và trẻ cần sử dụng bất kỳ lối thoát nào mà họ có thể tìm thấy, như cửa sổ, cửa thoát hiểm, hay hành lang an toàn – ngay cả khi trẻ không thường xuyên sử dụng chúng. Trong tình huống khẩn cấp như vậy, việc dơ bẩn không quan trọng bằng việc duy trì an toàn và giữ mạng sống.

Tìm cách thoát ra khỏi nơi bị hỏa hoạn

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi người

Sau khi giữ được sự bình tĩnh, các con cần ngay lập tức tìm cách liên hệ với đội cứu hỏa bằng cách gọi số điện thoại cấp cứu 114. 

Để tránh bị ngạt khói và giúp con dễ dàng tìm đường thoát ra, hãy nỗ lực bò sát mặt đất và men theo bờ tường để tìm lối thoát an toàn. Bò sát mặt đất không chỉ giúp con có nhiều không khí trong lành hơn mà còn giúp tránh nguy cơ ngạt thở do khói độc hại.

Giữ bình tĩnh khi có cháy xảy ra

Khi bình tĩnh, con sẽ có khả năng kiểm soát tốt hơn hành vi và cảm xúc của mình để tìm cách tự thoát ra. Thường thì trẻ em có thể có những suy nghĩ ngây thơ, ví dụ, chúng có thể cố gắng giữ lại đồ chơi yêu thích hoặc chờ đợi thú cưng trong nhà khi đám cháy xảy ra thì phải bỏ chạy trước và ko cầm bất kỳ đồ chơi hoặc thú cưng nào 

Phòng độc khi có hỏa hoạn

Cha mẹ nên hướng dẫn con về việc sử dụng khăn có thấm nước để bọc quanh miệng và mũi, từ đó giúp con tránh ngạt khí độc. Đồng thời, nên quấn chăn ẩm lên người con để bảo vệ da khỏi bị cháy trong trường hợp có lửa và tránh bị bỏng.

Nhận biết lối thoát hiểm an toàn

Đối với các tòa nhà cao tầng và chung cư, thông thường bạn sẽ thấy các hướng dẫn thoát hiểm treo trên trần với dòng chữ “Exit” màu xanh lá cây và mũi tên chỉ hướng. Hãy luôn khuyến khích con tuân thủ các chỉ dẫn này và đi theo hướng mũi tên để đảm bảo việc thoát hiểm an toàn.

Không được sử dụng thang máy khi có cháy

Việc sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn là một việc làm tối kỵ nhất. Cha mẹ hãy dặn con tuyệt đối không được sử dụng thang máy vì nó có thể ngừng giữa chừng do mất điện.

Không được sử dụng thang máy khi có cháy

Trước khi nhấn mạnh vào những kỹ năng quan trọng giúp trẻ tự bảo vệ khi gặp nguy hiểm từ hỏa hoạn, ba mẹ cần chú trọng vào việc giáo dục và rèn luyện cho trẻ những kỹ năng an toàn cơ bản. Khi rủi ro xảy ra, việc trang bị cho trẻ những kiến thức và kỹ năng sẽ là chìa khóa để giúp họ tự tin và biết cách ứng phó đúng đắn. Hãy cùng Cenica khám phá những phương pháp giáo dục có thể áp dụng để giúp trẻ thoát hiểm một cách an toàn và khôn ngoan khi đối mặt với nguy cơ hỏa hoạn.

>>> Xem thêm: Bổ sung kẽm loại nào tốt nhất cho trẻ?