NHÀ CÓ CON NHỎ, ĐỊNH NUÔI CHÓ, MÈO THÌ HÃY NGHĨ LẠI.

Mất thời gian dài nghiên cứu vấn đề này, giờ thấy sợ khi Con trẻ chơi đất, cát, ôm chó mèo…bản thân anh cũng rất yêu vật nuôi, nhưng giờ chắc cũng phải suy nghĩ lại…

Hầu như ở nông thôn các gia đình đều nuôi chó mèo và chúng được thả dông, ị bậy lung tung, trẻ em chơi với chó, mèo khá thân thiết…
Trong các bài viết về việc tẩy giun cho bé, anh thấy rất nhiều câu hỏi về Nhiễm giun sán chó, mèo. Vậy anh chia sẻ bài viết này để các em tham khảo và cân nhắc cho bé hoặc người thân đi khám kịp thời.

Nhiễm giun chó mèo không có biểu hiện cụ thể nào, nhưng nó để lại hậu quả nặng nề như: tổn thương Gan, suy giảm thị lực, rối loạn giấc ngủ và thậm trí tử vong.
Bệnh này mắc cả với tất cả các thành viên trong gia đình, nên đi khám, kiểm tra tất cả các thành viên trong gia đình nào có nguy cơ hoặc nghi ngờ nhiễm.
Giun chó mèo sống trong đường ruột của chó, mèo. Mỗi ngày đẻ 200.000 trứng giun, chúng theo phân chó, mèo ra ngoài môi trường, chúng sống rất dai ngoài môi trường, có thể vài tháng.

GIUN CHÓ MÈO LÂY QUA NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO.

Khi trứng giun chó, mèo theo phân ra môi trường, chúng sống nhiều tháng ngoài môi trường, trẻ em trong giai đoạn chập chững bò lê dưới đất, cát…là đối tượng dễ lây nhiễm nhất. Trứng giun chó mèo vào cơ thể theo đường tiêu hóa, nở thành ấu trùng và theo các mạch máu đi khắp cơ thể: gan, lách, mắt, phổi…
Khi chúng đi qua cơ quan nội tạng nào sẽ gây tổn thương những phần đó. Người bị nhiễm thường hay bị ngứa tái đi tái lại, điều trị không dứt hẳn, một số người biểu hiện gan to, lách to, đau ngực, đau bụng, khó tiêu, sốt, giảm thị lực do võng mạc bị tổn thương. Các triệu chứng này có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm nên khiến chúng ta chủ quan và không nghĩ mình bị nhiễm giun chó mèo.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT, NGHI NGỜ NHIỄM GIUN CHÓ MÈO.

Nếu các em thấy có các dấu hiệu sau.
– Ngứa, nổi mẩn.
– Đau đầu, đau bụng, khó tiêu.
– Đau nhức mỏi chân tay, tê bì.
– Sốt, thở khò khè.
– Có thể kèm theo: gan to, viêm phổi, đau bụng mạn tính, rối loạn thần kinh, tổn thương mắt, viêm mắt.
– Xét nghiệm thấy kháng thể kháng giun sán chó mèo
– Elisa test: kiểm tra huyết thanh miễn dịch. Giúp bác sĩ chẩn đoán xác định và loại trừ được một số bệnh có triệu chứng tương tự.
– Ngoài ra có thể làm XN chức năng gan, test da, khai thác tiền sử lâm sàng…
Nhưng các dấu hiệu thường không điển hình, không đặc hiệu nên khó xác định.

Chắc chắn rằng, nếu thấy có các dấu hiệu trên phải đi khám để xác định chính xác có bị nhiễm giun sán Chó mèo hay không.

GIUN SÁN CHÓ MÈO ĐI ĐẾN ĐÂU GÂY TỔN THƯƠNG ĐẾN ĐÓ, CHÚNG RẤT NGUY HIỂM.

1. Bệnh do ấu trùng giun chó mèo di truyển trong nội tạng.

Bệnh này thường gặp trẻ em từ 1 đến 4 tuổi, bệnh phát triển từ từ, trẻ có thể bị sốt nhẹ, tiêu chảy, nôn, đau cơ khớp, hay ho khạc ra đờm, khó thở, gan to, lách to. Rất may là bệnh có thể tự khỏi khi ấu trùng giun chó mèo chết.
Ở người trưởng thành thường xuất hiện triệu chứng như Sốt nhẹ, suy nhược, mệt mỏi, mày đay, ngứa…và Gan là cơ quan bị tổn thương nhiều nhất.

2. Bệnh do ấu trùng giun chó mèo di chuyển đến hệ thần kinh.

Tình trạng này thường gặp ở người Trung niên, thường bị rối loạn giấc ngủ, chân tay yếu không có lực, rối loạn đại – tiểu tiện. Khi ấu trung xâm nhập hệ thần kinh có thể gây viêm não, viêm màng nhện, viêm mạch não, viêm tủy sống, mất điều hòa vận động…Bệnh nhân thường có triệu chứng sốt – nhức đầu.

3. Bệnh do ấu trùng di chuyển đến mắt.

Bệnh này thường gặp ở trẻ em lớn tuổi. Ấu trùng gây giảm thị lực thường ở một mắt, một số trường hợp có thể bị cả 2 bên mắt, viêm kết mạc, u hạt trong mắt…mù có thể xảy ra . Triệu chứng điển hình bao gồm giảm thị lực một bên, đau mắt, đồng tử trắng, lác mắt kéo dài nhiều tuần…Bệnh thường ở một bên mắt, hiếm khi bị cả hai bên.

4. Thể không điển hình.

Đây là vấn đề khó khăn trên chẩn đoán lâm sàng vì các triệu chứng không đặc hiệu. Các triệu chứng có thể là sốt, chán ăn, đau đầu, buồn nôn, suy nhược, rối loạn giấc ngủ và hành vi, triệu chứng ở phổi, đau chân tay, sưng hạch lympho ở cổ và gan lớn HAY GẶP Ở TRẺ EM.
Ở người lớn hay gặp nổi ban, mày đay, ngứa, mệt mỏi, đau bụng.

5. Thể khác.

Không liên quan 4 thể trên, chúng liên quan đến tim mạch như: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim. Liên quan đến da như: ban đỏ da. Liên quan đến dạ dày: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO.

Khi bị nhiễm giun chó mèo cần đi khám và được chẩn đoán chính xác, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp từng trường hợp cụ thể.
Anh chia sẻ nguyên tắc điều trị để các em tham khảo.
Các loại thuốc như Albendazole, Thiabendazole, Diethylcarbamazine được sử dụng điều trị bệnh giun sán chó mèo. Ngoài ra bác sĩ có thể kê một số thuốc điều trị triệu chứng như kháng Histamin, Corticodi…nhưng không thật sự cần thiết, khi ấu trùng giun sán chó mèo bị chết các triệu chứng này cũng sẽ tự hết.

PHÒNG BỆNH NHƯ THẾ NÀO.

Bệnh giun sán chó mèo có khả năng lây nhiễm cao. Nên chúng ta tuân thủ một số cách phòng chống như sau.
– Không tiếp xúc và chơi đùa với chó mèo.
– Cần kiểm tra sức khỏe thú nuôi định kỳ, tẩy giun định kỳ cho thú nuôi.
– Thường xuyên tắm cho thú nuôi.
– Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi dọn phân chó mèo.
– Hướng dẫn trẻ vệ sinh sau khi chơi đùa đất cát…
– Ăn chín, uống sôi, thức ăn sống ngâm nước muối loãng để đảm bảo an toàn.
– Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần.

KẾT LUẬN: BỆNH GIUN SÁN CHÓ MÈO RẤT NGUY HIỂM, NẾU CÓ DẤU HIỆU NGHI NGỜ HÃY ĐI KIỂM TRA, XÉT NGHIỆM MÁU ĐỂ BIẾT CHÍNH XÁC CÓ BỊ NHIỄM HAY KHÔNG ĐỂ CÓ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI, BỆNH NÀY CẢ TRẺ EM, NGƯỜI LỚN ĐỀU CÓ NGUY CƠ BỊ.

P/s: Ngày đầu tiên các bé nhập trường, nhìn bạn Minh Long nhà anh đã thấy ống quần chân thấp chân cao đến lớp (giống Bố ngày xưa), sách đeo trên lưng nặng hơn cân nặng bản thân, 12 năm tìm con chữ chắc cũng vất vả lắm đây. Ảnh các bé vào lớp 1 nhà các em cùng chia sẻ nhé.

CHÚC CÁC BÉ CÓ MÙA TỰU TRƯỜNG THÀNH CÔNG, VUI VẺ & KHÔNG BỊ GIÁN ĐOẠN BỞI COVID-19.

Trương Minh Đạt