Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thường bị đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh là điều khá phổ biến? Đây là một tình trạng khiến mắt bé nhìn đỏ, sưng hơn bình thường, con thường quấy khóc và có dấu hiệu sốt. Trường hợp đau mắt đỏ đa phần nhiều mẹ bỉm nuôi con nhỏ còn chưa hiểu rp nguyên nhân vì sao con bị đau và chỉ áp dụng nhỏ mắt cho con mà. Cùng trung tâm sức khỏe nhi khoa Cenica tìm hiểu về nguyên nhân và cách giải quyết tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh nhé.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thường bị đau mắt đỏ

Mắt đỏ ở bé thường xảy ra do một số nguyên nhân như nhiễm trùng hoặc kích ứng. Có thể do bị vi khuẩn, kí sinh trùng hoặc do dị ứng tự nhiên gây ra. Đau mắt đỏ ở bé có thể xuất hiện trong 1 ngày đến 2 tuần sau khi sinh. 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như: tắc tuyến lệ, nhiễm vi rút, vi khuẩn truyền từ mẹ sang con khi vượt cạn…  

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thường bị đau mắt đỏ

 

  • Đau mắt đỏ do chlamydia

Đây là bệnh do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây ra thường gặp khi mang bầu nếu không được điều trị có thể lây truyền cho bé trong khi sinh.

Triệu chứng thường gặp là đỏ mắt, sưng mí và chảy mủ, có thể xuất hiện trong vòng 5 – 12 ngày sau khi sinh. Khoảng 50% trường hợp đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh do chlamydia cũng bị nhiễm trùng ở các bộ phận khác trên cơ thể như phổi và vòm họng

Các mẹ bầu trong thời gian mang thai chú ý thăm khám sức khỏe, xét nghiệm định kỳ để phát hiện bệnh và chữaa trị kịp thời tránh lây nhiễm tối đa từ mẹ sang bé

  • Đau mắt đỏ do bệnh lậu mủ

Đau mắt đỏ do lậu mủ cũng có thể lây từ mẹ sang con trong khi sinh. Bệnh sẽ khởi phát sau sinh từ 2 – 4 ngày với các triệu chứng như đỏ mắt, sưng mí và mủ dày ở mắt. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng máu rất nghiêm trọng (nhiễm khuẩn huyết), nhiễm trùng niêm mạc não và tủy sống (viêm màng não) ở bé sơ sinh 

  • Đau mắt đỏ do kích ứng với thuốc

Một số loại thuốc nhỏ mắt dành riêng cho trẻ sơ sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây ra kích ứng. Trong trường hợp này, mắt trẻ có thể đỏ nhẹ và hơi sưng.

Lưu ý rằng mẹ khi sử dụng thuốc nhỏ mắt cho con cũng phải có sự hướng dẫn dùng đúng cách để tránh con bị kích ứng với thành phần thuốc ở mắt gây sưng đỏ và đau mắt

  • Nhiễm trùng

Nhiễm trùng mắt là một nguyên nhân phổ biến khác gây đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh. Vi khuẩn hoặc vi rút có thể xâm nhập vào mắt của trẻ thông qua tiếp xúc với nước mắt hoặc các vật dụng không vệ sinh.

Dấu hiệu nhận biết khi con bị đau mắt đỏ

Nuôi con là cả một quá trình học hỏi kiến thức và sự kiên nhẫn vì bất kể khi nào bé cũng có thể gặp bệnh khiến con ốm yếu, sốt ho, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Các mẹ cần hiểu và nhận biết các dấu hiệu bệnh bất thường ở con để xử lý kịp thời nhất, tránh tình trạng bệnh diễn ra nặng hơn mới cho con đi khám. 

Dấu hiệu bệnh mắt đỏ (viêm kết mạc) ở bé thường biểu hiện như:

  • Phần lòng trắng của mắt chuyển sang màu đỏ hoặc màu hồng, mẹ có thể kéo nhẹ mi mắt dưới xuống để quan sát kỹ hơn
  • Mắt bé đồng thời bị đỏ và có chất nhầy, chảy nước khi này con rất khó mở mắt do chất nhầy tích tụ và bao phủ bề mặt mắt 
  • Mắt con khi bị viêm đau mắt đỏ sẽ sưng vùng mí và xung quanh mắt
  • Một bên mắt của con bắt đầu đỏ và lan truyền sang mắt kia trong vòng 24 đến 48 giờ. 

Tuy rằng đau mắt đỏ chỉ là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở mắt không gây sốt, co giật, hôn mê nhưng nếu trẻ bất kỳ dấu hiệu kèm theo dưới đây thì  hãy mang bé đến viện ngay lập tức và không tự ý mua thuốc về nhỏ mắt cho con:

  • Mắt trẻ ngày càng đỏ và sưng hơn.
  • Gỉ mắt có màu vàng đậm hoặc màu xanh.
  • Bé quấy khóc liên tục và xuất hiện sốt cao.
  • Thấy có màng trong mắt của trẻ.
  • Sau 5 ngày, tình trạng đau mắt đỏ của trẻ vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm
  • Sưng nề mắt: Khu vực quanh mi mắt có thể sưng và có dấu hiệu sưng nề.

Trên đây là những thông tin cơ bản về đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh. Khi gặp phải tình trạng này, việc nhận biết và đưa ra cách điều trị đúng là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và thoải mái cho trẻ. Khi con bạn đang có vấn đề về sức khỏe mẹ nên có sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế và không ngần ngại hỏi ý kiến ​​bác sĩ khi gặp phải bất kỳ vấn đề liên quan đến sức khỏe của trẻ.