Danh Mục
Có đến 10-20% trẻ em sinh ra với cân nặng dưới 2,5 kg bị suy dinh dưỡng bào thai. Trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ dù ở mức độ nào cũng đều bị tổn hại đến sự phát triển lâu dài về sau.
Các mẹ hãy cùng Zeambi tìm hiểu xem như thế nào là suy dinh dưỡng bào thai và tại sao lại dẫn đến tình trạng này nhé!
Thế nào là suy dinh dưỡng bào thai?
– Suy dinh dưỡng bào thai hay còn gọi là thai suy dinh dưỡng, là thể suy dinh dưỡng thể hiện sớm nhất. Đặc điểm thường thấy là trẻ sinh ra đủ tháng nhưng thường bị nhẹ cân, thường dưới 2,5 kg.
– Có 3 mức độ suy dinh dưỡng:
Loại nhẹ: trẻ có chiều dài bình thường và và cân nặng giảm ít so với trẻ có cân nặng và tuổi thai tương ứng.
Loại trung bình: Trẻ có chiều dài và cân nặng giảm, vòng đầu bình thường.
Loại nặng: Trẻ có vòng đầu, chiều dài và cân nặng đều giảm.
– Mẹ có thể phát hiện sớm thai nhi bị suy dinh dưỡng qua các kỳ khám thai. Dựa vào các thông số như chiều cao tử cung, vòng bụng, các bác sĩ có thể chẩn đoán kích thước vòng bụng có tương xứng với tuổi thai nhi hay không.
– Bên cạnh đó, mức độ tăng cân của người mẹ cũng có thể phản ảnh một phần tình trạng phát triển của thai nhi. Nếu trẻ phát triển bình thường, thì thai phụ có thể tăng khoảng 10 – 12 kg so với trước.
Nguyên nhân khiến thai suy dinh dưỡng
Thai suy dinh dưỡng có thể do 4 nhóm nguyên nhân chính và gây những ảnh hưởng khác nhau lên thai nhi.
Dinh dưỡng của người mẹ
Thai suy dinh dưỡng là hiện tượng cơ thể mẹ bị thiếu hụt dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất khi mang thai. Đây là nguyên nhân lớn khiến cho em bé bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ.
Do đó, chế độ dinh dưỡng khi mang thai phải đầy đủ dưỡng chất cần thiết như các chất bột, chất đạm, đó là thịt, trứng, đậu, tôm, cá. Những chất này sẽ xây dựng các tổ chức cơ quan cho trẻ như hệ thống não thần kinh trung ương, tim, gan, phổi, bộ máy tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và tiết niệu…
Tuổi của người mẹ
Cơ thể của người phụ nữ từ 30 tuổi trở đi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa, vì vậy mẹ khó có thể cung cấp cho thai nhi đầy đủ dinh dưỡng như khi còn trẻ nếu như mang bầu ở độ tuổi này.
Ngoài ra, tuổi của người mẹ không những ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ, mà còn là nguy cơ cao khiến thai nhi dễ bị mắc các dị tật bẩm sinh. Vì vậy, sau 35 tuổi sinh đẻ sẽ không an toàn, cần được khám thai và kiểm tra đầy đủ, kỹ lưỡng hơn bình thường.
Sức khỏe của người mẹ
Sức khỏe của mẹ có ảnh hưởng vô cùng lớn đến thai nhi.
Trong thời gian có thai, nếu người mẹ bị cúm, sốt phát ban, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp, sẽ dễ đẻ ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh hoặc gầy yếu hơn bình thường. Do đó, trong thời gian mang thai, mẹ bầu phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe, tránh bị ốm sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Điều kiện lao động của mẹ khi mang thai
Khi có thai, ngoài năng lượng tiêu hao do lao động, người mẹ còn phải dành một phần đáng kể năng lượng cho phát triển thai nhi và dự trữ để sinh sữa cho con bú sau này.
Vì thế, nếu làm việc vất vả trong thời gian mang thai, mẹ bầu có thể đủ năng lượng để giúp thai nhi lớn lên, kèm theo nguy cơ ít sữa, mất sữa sớm về sau.