4 ngộ nhận phổ biến trong cách chăm con và hậu quả không ngờ

Mẹ có biết: 99/100 trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa đều xuất phát từ việc chăm con sai cách của cha mẹ? Việc mẹ chưa hiểu đúng về hệ tiêu hóa, sẽ dẫn đến những ngộ nhận trong cách chăm con khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, thậm chí nhiễm khuẩn. Bài viết sẽ giúp mẹ nhận ra những cách chăm con sai lầm bấy lâu nay và những hậu quả không ngờ của nó.

Ngộ nhận 1: “Hệ tiêu hóa chỉ để tiêu hóa thức ăn”

Không sai, vì đây là chức năng cơ bản nhất của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên nó không phải là chức năng duy nhất. Ngoài chức năng này, hệ tiêu hóa còn giữ vai trò miễn dịch và thải độc tự nhiên của cơ thể.

Khoa học đã khẳng định: trẻ có hệ tiêu hóa yếu sẽ rất dễ bị ốm vặt, mắc các các bệnh về hô hấp, đường ruột, tiết niệu… Lý do vì tại hệ tiêu hoá tập trung các tế bào miễn dịch. Khi tiêu hoá kém, hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, các tế bào miễn dịch cũng bị suy yếu, giảm tính năng “chiến đấu”. Ngoài ra, hệ tiêu hoá cũng là hàng rào đầu tiên để thải độc tố từ thuốc, thực phẩm. Trẻ hay ốm, phải dùng nhiều thuốc, vô hình cũng chịu tác dụng phụ không mong muốn từ thuốc.

Bài học: Nhiều bà mẹ muốn con hạn chế ốm vặt, không mắc các bệnh đường ruột, hô hấp, tai mũi họng, tiết niệu… Trước khi tìm đến các loại thần dược giúp con tăng cường sức đề kháng thì hãy giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe. Có thể nói Miễn dịch đường ruột là pháo đài quan trọng nhất ngăn tác nhân gây bệnh.

Ngộ nhận trong cách chăm con
Rất nhiều cha mẹ mắc những ngộ nhận sai lầm khi chăm con

Ngộ nhận 2: “Bé không muốn ăn cháo thì không cần ăn, cứ uống sữa cân nặng vẫn đủ là được rồi”

Khi bé ngoài 6 tháng mà chỉ uống sữa nhưng không ăn thì sẽ dẫn đến thừa hoặc thiếu một số dưỡng chất. Trẻ uống quá nhiều sữa dễ thừa chất đạm, chất béo, nhưng thiếu chất xơ và một số loại vitamin khoáng chất khác. Nguy hiểm nhất là, nếu chỉ uống sữa trẻ sẽ không cần nhai, hệ răng và các cơ nhai không cần làm việc, không kích thích các enzym. Dịch vị tiêu hóa tiết ra đầy đủ để giúp thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ tốt nhất và thuận theo tự nhiên.

Bài học: Giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm, trẻ chuyển từ cháo sang cơm, cha mẹ cần chú ý cho ăn đúng độ đặc. Việc cho trẻ ăn thô đúng thời điểm giúp kích thích các dịch vị enzym tiết ra đủ. Nếu qua thời điểm này,  trẻ chưa học được ăn thô, thì cha mẹ nên kiên trì giúp trẻ học nhai. Tuyệt đối không nên tặc lưỡi “thế nào cũng được”, vì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.

Ngộ nhận 3: “Men tiêu hóa là men vi sinh, men vi sinh là men tiêu hóa”

Đây là ngộ nhận sai lầm gây ảnh hưởng rất xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Men tiêu hóa là để bổ sung các enzym tiêu hóa như enzym amylaza tiêu hóa tinh bột, proteaza tiêu hóa protein, lactaza tiêu hóa lactose … Mẹ chỉ cần nhìn vào thành phần sẽ biết cách nhận biết enzym tiêu hóa này. Men tiêu hóa thường chỉ sử dụng khi trẻ gặp vấn đề về rối loạn tiết enzym, chậm tiêu, đầy bụng, sống phân… . Vì khi sử dụng lâu dài gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như các tuyến tiêu hóa sẽ bị ức chế, giảm chức năng bài tiết. Tệ hơn là cơ thể phụ thuộc vào việc bổ sung enzym tiêu hóa từ bên ngoài. Đó là lí do đa số trẻ khi uống men tiêu hóa thì ăn ngon nhưng đến khi ngừng lại đâu vào đó.

Men vi sinh bản chất là bổ sung vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn). Một số chủng lợi khuẩn thường có là họ Lactobacillus, hoặc Bacillus … Nếu mẹ không nhớ được thì cần xem phần hàm lượng ở bảng thành phần. Nếu có các số như 10^6 – 10^8 hoặc 1 tỉ  tức là đó là sản phẩm bổ sung vi sinh. Men vi sinh thường được sử dụng để giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều trị rối loạn tiêu hóa, cải thiện chức năng tiêu hóa và có thể sử dụng dài ngày.

(Xem thêm: Câu hỏi hại não dành cho mẹ: Vì sao con ăn mãi vẫn không lớn nổi?)

Ngộ nhận 4: “Dinh dưỡng được hấp thụ tại dạ dày”

Đây lại là một sai lầm nữa của nhiều bậc phụ huynh. Chất dinh dưỡng được hấp thu tại “ruột non” chứ không phải “tại dạ dày”. Tại ruột non, dưới tác dụng của dịch tụy, dịch ruột và muối mật, các chất dinh dưỡng như Protein, Lipid (chất béo) và Glucid (tinh bột/đường) được tiêu hóa hoàn toàn. Chất dinh dưỡng được hấp thu qua thành ruột vào máu đi nuôi cơ thể.

Việc trẻ hấp thụ tốt hay không sẽ phụ thuộc vào hệ nhung mao của trẻ khỏe hay không. Mẹ tưởng tượng trên bề mặt của ruột sẽ có lớp lông và trên mỗi lông lại có sợi lông nhỏ hơn, gọi là nhung mao. Hệ nhung mao đóng vai trò vận chuyển dinh dưỡng qua thành ruột đi vào máu. Khi hệ này dày, khỏe mạnh, thì trẻ hấp thụ tốt. Hệ nhung mao được bảo vệ bởi hệ vi sinh đường ruột, vì thế hệ vi sinh ruột tốt tự khắc bé hấp thụ tốt.

Làm cách nào để chăm sóc tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ?

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, trừ khi có chỉ định đặc biệt của bác sĩ. Vì sữa mẹ bao gồm những chất dinh dưỡng dễ hấp thụ nhất cho cơ thể. Trong sữa mẹ cũng có lợi khuẩn giúp hoàn thiện hệ tiêu hoá non nớt của bé.
  • Không cho trẻ ăn dặm quá sớm. Thời điểm cho trẻ học ăn dặm từ 6 tháng, một số trẻ học ăn muộn hơn nhưng không quá 8 tháng.
  • Đừng bao giờ bỏ qua bữa sáng. Giờ ăn sáng tốt nhất trước 7h sáng. Bữa sáng cha mẹ nên cho bé ăn tinh bột thay vì chỉ uống sữa (trừ khi là bú mẹ).
  • Bổ sung men vi sinh cho trẻ theo thường niên để tăng cường lợi khuẩn.
  • Hạn chế ăn đồ quá chua, cay, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn. Chúng đều là kẻ thù của lợi khuẩn.

(Xem thêm: 7 SAI LẦM TRONG VIỆC SỬ DỤNG MEN VI SINH CHO TRẺ NHỎ) 

Trung tâm sức khoẻ nhi khoa