Mùa đông bé rất dễ bị cảm cúm, cảm lạnh, mẹ đã biết cách phòng tránh chưa?

 Nếu chưa biết phòng cảm lạnh, cảm cúm cho bé mẹ hãy nghe theo những gợi ý dưới đây nhé!

Nếu muốn trị cảm cúm, cảm lạnh trước tiên mẹ phải phân biệt được bé bị cảm lạnh hay cảm cúm. Cảm lạnh là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi nhiều loại vi-rút khác nhau. Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi vi-rút cúm. Cảm cúm thường theo mùa, chủ yếu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Trẻ sơ sinh bị cúm sẽ sốt cao liên tục và run rẩy.

Ngoài ra, các bé bị cảm cúm sẽ mệt mỏi và bị đau nhức cơ thể. Các triệu chứng này ở cảm lạnh thông thường thì không có.

Khi bé bị cảm cúm mẹ sẽ cho bé uống thuốc trị cảm cúm. Tuy nhiên, các loại thuốc trị cảm cúm thông thường cho trẻ như paracetamol, isatidis,… không thể điều trị được cảm cúm do vi-rút gây ra nên mẹ phải chú ý dùng đúng loại thuốc.

Các loại thuốc thường dùng để điều trị cảm cúm như oseltamivir,… có tác dụng hiệu quả nhất trong vòng 48 giờ kể từ khi bé bị cảm.

Phòng ngừa cho bé vào thời điểm dễ mắc cảm cúm

Để phòng ngừa cảm cúm cho bé mẹ cần cho bé đi tiêm vắc-xin cúm khi tròn 6 tháng tuổi. Nếu muốn ngừa cúm cho em bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ tránh đưa bé đến chỗ đông người, đồng thời chú ý vệ sinh nhà cửa, giúp nhà thông thoáng.

Nếu bé bị cảm cúm, mẹ hãy cho bé uống thuốc ngay và nghỉ ngơi chăm sóc tại nhà. Nhưng nếu bé sốt cao trên 39 độ C và không hạ sốt sau khi uống thuốc hạ sốt, hoặc bé dưới 3 tháng tuổi sốt cao trên 38 độ C thì mẹ phải đưa bé đến bệnh viện ngay.

Ngoài ra, nếu bé bị nôn trớ hoặc tiêu chảy, mẹ hãy đưa bé đi khám ngay lập tức.

Giờ đang là mùa cúm, mẹ nào cũng lo lắng. Nhưng mẹ không được hoảng sợ, phải bình tĩnh thì mới kịp thời tìm ra vấn đề của bé và xử lý nhanh chóng.