Gần đây có một số Mẹ bỉm trao đổi với chúng tôi về việc lấy đờm cho bé bằng Phương pháp MÓC ĐỜM – Thực chất là dùng tay MÓC HỌNG để bé nôn ra đờm.
ĐỜM LÀ GÌ?
Bình thường tế bào niêm mạc đường hô hấp luôn tiết ra dịch nhầy có tác dụng bảo vệ đường hô hấp không cho bụi, virus, vi khuẩn bám dính và vào sâu phế quản phổi. Đây là chức năng bảo vệ tự nhiên của đường hô hấp.
Khi trẻ nhiễm Virus hoặc Vi khuẩn gây bệnh quá trình tiết dịch mạnh hơn, dồn dập hơn cộng thêm với phản ứng viêm, các Đại thực bào tiết các Cytokin gây giãn mạch, tăng tính thấm màng tế bào…Chất dịch tiết quá nhiều chúng ta gọi là ĐỜM.
DỊCH TIẾT SINH LÝ CÓ TÁC DỤNG BẢO VỆ, LOẠI VIRUS, VI KHUẨN. DỊCH TIẾT QUÁ NHIỀU, ĐẶC CHÚNG TA GỌI LÀ ĐỜM …
NÓ GÂY KHÓ THỞ, KHÒ KHÈ VÀ HO KHI TRÔI VÀO PHẾ QUẢN PHỔI.
ĐỜM QUÁ NHIỀU KHÔNG RA NGOÀI ĐƯỢC GIỮ VIRUS VI KHUẨN TRONG ĐƯỜNG HÔ HẤP.
LẤY ĐỜM
ĐỜM trong phế quản, phổi chỉ được đẩy ra bằng 1 cách duy nhất là khi trẻ HO. Còn khi trẻ NÔN đờm, dãi là do trẻ nuốt Đờm, dãi vào dạ dày, như vậy đó là CHẤT NÔN từ dạ dày chứ không phải đờm.
Nên các bạn cân nhắc việc MÓC ĐỜM cho bé, nó không ra đờm ở phế quản, phổi mà lại gây tổn thương niêm mạc miệng và đường hô hấp trên.
KẾT LUẬN: Theo quan điểm cá nhân không nên MÓC ĐỜM mà hãy để bé HO ra đờm, cách làm loãng đờm tốt nhất là không nên cho dùng thuốc LONG ĐỜM (trừ khi đờm quá nhiều & đặc) chúng ta nên LONG ĐỜM bằng cách.
1. Uống nước ấm
2. Vệ sinh mũi họng
3. Vỗ rung