Mẹo “lay” bé cử động, xoay người trong bụng mẹ

“Mong mỏi mãi mới đến ngày thăm con mà em xấu hổ cứ che tay, che chân làm bác sĩ với mẹ chả nhìn được em gì cả”. Có lẽ đây là tâm sự của gần 90% mẹ bầu mong muốn được nhìn thấy hình hài con ngay khi con còn trong bụng mẹ. Sau đây là những cách ‘đánh thức’ để em bé cử động, xoay người ở trong bụng mẹ. Hầu hết 9/10 trường hợp thử áp dụng đều thấy hiệu quả. Lưu ý với mẹ là những cách này áp dụng từ 3 tháng giữa trở đi nhé.

Ăn uống trước khi siêu âm

Lý do là bởi vì bé nhạy cảm với đường huyết của mẹ. Mẹ có thể ăn các món khác nhau như nước cam, sinh tố, nước đá lạnh, thậm chí là coca, kem lạnh… Đảm bảo 90% bé sẽ dạng chân dạng tay cho mẹ xem ngay.

Mách mẹ cách "lay" bé cử động, xoay người trong bụng mẹ
Mẹo “lay” bé cử động, xoay người trong bụng mẹ

Đi lại, đứng lên ngồi xuống, nhảy nhẹ nhàng

Cách này hơi kỳ lạ và buồn cười nhưng cũng rất hiệu nghiệm. Mẹ cứ đi ra hành lang, hít sâu vào rồi thở ra, rồi hơi nhảy nhảy hoặc chạy nhẹ tại chỗ để bé xoay lại vị trí nhé.

(Xem thêm: 7 mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu không thể bỏ qua)

Chọc hoặc vỗ nhẹ lên bụng

Các mẹ có thể để ý trước khi siêu âm, bác sĩ thường hay dùng tay cầm thiết bị siêu âm gõ nhè nhẹ lên bụng mẹ để lay bé tỉnh dậy. Mẹ bé có thể phối hợp với bác sĩ, vỗ về và nhẹ nhàng nói với bé rằng “Con ơi, dậy cho mẹ xem mặt tí nào…” hoặc bất cứ câu gì mà mẹ hay nói với bé.

Chiếu đèn đột ngột

Từ 22 – 26 tuần tuổi thị lực của bé đã đủ để phân biệt ánh sáng và bóng tối. Nên bé khá nhạy cảm với việc thay đổi ánh sáng bên ngoài. Khi chiếu đèn lên bụng mẹ, bé sẽ xoay hoặc đẩy người cách xa khỏi nguồn sáng.

Nằm xuống

Từ khi cảm nhận được bé máy, các mẹ để ý sẽ thấy thường thì ban ngày mẹ đi làm, đi lại suốt thì lúc đấy bé sẽ ‘im ắng’ hơn. Nhưng cứ tối muộn, nhất là lúc mẹ lên giường chuẩn bị đi ngủ là bé sẽ bắt đầu “quậy” tưng bừng trong bụng mẹ. Lúc này là thời gian tốt nhất để thai giáo, nên các mẹ có thể cùng với chồng thủ thỉ nói chuyện với bé.

Nói chuyện với con

Lúc trước thai giáo tốt thì bé sẽ có xu hướng nghe hiểu tiếng bố mẹ (nhất là giọng nói của bố). Vậy nên bố mẹ hãy chịu khó “tâm sự” với bé thật nhiều để con chịu khó cử động hơn nhé.

Dọa sợ

Cách này cũng giống kiểu dọa ngáo ộp với trẻ con. Thực ra thì khoa học đã nghiên cứu thấy rằng lượng adrenaline trong tĩnh mạch thay đổi theo tâm trạng của người mẹ cũng tác động khiến thai nhi cử động xoay mình. Nhưng mẹ nhớ đừng khiến bé hoảng loạn, giật mình quá mức dễ bị nấc cụt.

Nghe nhạc

Cũng gần giống với cách trò chuyện với bé. Tầm 22 – 26 tuần thì thính lực của bé phát triển đầy đủ nhất, bé có thể phân biệt được tiếng mẹ với tiếng máu chảy bên trong hay âm thanh bên ngoài. Thời gian này mẹ có thể hát cho bé  nghe, bé sẽ rất thích thú, có khi con sẽ hưởng ứng bằng những cái đạp bụng để mẹ biết là con đang rất phấn khích.

Một số hành động khác như: Ho, cười to, uống nhiều nước, đi tè….

Những cách này cũng có hiệu quả tương tự – để bé cử động, xoay người trong bụng mẹ. Các mẹ có thể thử xem sao nhé.

Mẹo "lay" bé cử động, xoay người trong bụng mẹ
Dược sĩ Trương Minh Đạt giúp mẹ nuôi con cao lớn, thông minh

(Xem thêm: Sự thật về tiêm vắc-xin uốn ván – Tiêm khi nào là tốt nhất?)

Bình luận đã đóng.